Mua máy giặt - máy sấy tách rời hay chọn thiết bị hai trong một luôn là vấn đề khiến người dùng "đau đầu". Máy giặt kiêm sấy có ưu điểm gọn nhẹ hơn, dễ♎ lắp đặt và chiếm ít diện tích. Sản phẩm cũng sử dụng đơn giản hơn khi không mất thêm thao tác chuyển áo quần như hai máy tách rời.
Tuy nhiên, máy giặt và sấy riêng biệt có ưu điểm vượt trội về hiệu quả sử dụng. Với cùng kích thước, máy sấy có trọng lượng sấy cao hơn nhiều máy giặt kiêm sấy. Ví dụ, một máy hai trong một𓂃 có trọng lượng giặt 10 kg chỉ có trọng lượng sấy 6 kg. Cùng kích cỡ, máy sấy riêng biệt có trọng lượng sấy tương đương 9-10 kg. Khoang sấy lớn cũng là điều kiện quan trọng để làm khô các loại vải dễ nhăn dù số lượng ít. Máy cũng làm khô quần áo tốt hơn do thiết kế lồng tối ưu, bên trong có bề mặt nhám và gờ chống nhăn, đa dạng chế độ phù hợp với nhiều loại quần áo, mức độ khô. Trong khi đó, ở máy hai trong một, các chế độ rất hạn chế. Nếu hỏng hóc, thiết bị tách rời cũng dễ sửa chữa và tìm kiếm linh kiện thay thế hơn.
Trọng lượng nhẹ, ít rung khi hoạt động khiến máy sấy được bố trí linh hoạt tùy không gian nội thất. Để tiết kiệm diện tích, nhất là ở chung cư, máy sấy thường được xếp bên trên máy giặt. Thói quen này cũng tác động lớn tới việc phát triển🌄 sản phẩm của các nhà sản xuất.
Từ thói quen xếp chồng, một số hãng gia dụng cho ra mắt dòng sản phẩm hoàn toàn mới là tháp giặt 🌟sấy: trên là lồng sấy và dưới là lồng giặt nhưn🙈g nằm trong một khối thống nhất.
LG là hãng đầu tiên hé lộ dạng thiết bị này với tên gọi WashTower vào cuối năm ngoái. Ít tuần sau, Xiaomi cũng giới thiệu sản phẩm với triết lý tương tự là Mijia Partition Washing & Drying. Đầu 2023, Aqua ra mắt Dual Wash, nhưng cả hai 💛lồng đều có chức năng giặt và một trong hai thêm chức năng sấy.
Kết hợp máy giặt và sấy thành dạng tháp giúp kích thước tổng thể sản phẩm nhỏ hơn. Ví dụ, thiết bị LG và Xiaomi thấp hơn 10-20 cm so với hai máy xếp chồng cùng công suấ✅t.
Một nhược điểm của kiểu xếp chồng cũng được khắc phục là bảng điều khiển sấy thường ở vị trí quá cao. Tháp giặt sấy đưa bảng điều khiển vào cụm chính giữa, giúp người dùng thao tác dễ dàng, đồng thời có tính năng đꦍồng bộ chế độ. Ví dụ, máy ꧂giặt để sấy vải cotton, khi chuyển quần áo sang máy sấy, hệ thống tự động bắt đầu quá trình mà không cần chọn lại loại vải.
Có thiết kế đẹp, sang trọng và bắt đầu được người dùng đón nhận, nhưng theo Designer Appliance, tháp giặt sấy vẫn tồn tại một số nhược điểm. Đầu tiên là giá bán của các model từ LG, Xiaomi, Aqua đều khá cao do hướng tới phân khúc cao cấp, ít lựa chọn cho người dùng phổ thông. Với cân nặng giặt, sấy khoảng trên dưới 15 kg, giá không dưới 2.000 USD tại thị trư🦩ờng Mỹ. LG cũng cho đặt hàng WashTower tại Việt Nam nhưng cũng ở mức gần 60 triệu đồng.
Mối lo thứ hai với người dùng khi lựa chọn tháp giặt sấy là loại máy này cũng có chi phí thay thế đặt đỏ do chưa phổ biến. Đa số đều sử dụng sấy heatpump - công nghệ tốt nhất hiện nay nhưng cũng khó sửa chữa và càng phức tạp hơn khi tích hợp vào chung máy giặt. Ngoài ra, trọng lượng lớn và ng♌uyên khối cũng khiến việc lắp đặt khó khăn.
Theo USA Today, thiết bị giặt sấy dạn♕g tháp sẽ phổ biến hơn trong tương lai với các lựa chọn giá thấp hơn và từ nhiều nhà sản xuất. Tuy vậy, dòng sản phẩm này sẽ không thể thay thế hoàn toàn máy giặt và sấy tách rời do tính cơ động, dễ chuyển đổi cách bố trí cũng như thay đổi, nâng cấp. Một số nhà sản xuất như Samsung, Electrolux, Beko vẫn theo đuổi phương thức an toàn khi thiết kế máy giặt, máy sấy tối ưu cho việc xếp chồng lên nhau nhưng vẫn là các khối riêng biệt.