Tháp nước Phan Thiết (còn được gọi "Lầu nước") được người Pháp xây dựng 1928-1934 theo chủ trương quy hoạch đô thị của nhà cầm quyền đương thời,𒉰 phục vụ cung cấp nước s💮inh hoạt cho Tòa Công sứ Pháp (nay là trụ sở UBND Bình Thuận) và người dân nội thị Phan Thiết.
Vị trཧí xây dựng tháp nước nằm trên đất làng Long Khê, bê﷽n tả ngạn sông Cà Ty, cao ráo thoáng mát, cách Tòa Công sứ chừng 350 m.
Bản thiết kế tháp nước do hoàng thân Xuphanuvong (Lào, khi đó ông là du học sinh trường Albert Sarraut tại Việt Nam) vẽ, được Sở Công chánh Hà Nội duyệt và công trình được đư𝕴a ra đấu thầu. Trong số hai nhà thầu Pháp và hai nhà thầu Việt, thì nhà thầu Ưng Du (người gốc Huế, làm việc ở Bình Thuận) trúng thầu.
Tháp nước được xây dựng theo hình trụ bát giác đều. Chiều cao từ đế lên đỉnh tháp là 32 m. Tổng thể chia làm 3 phần, gồm: thân tháp, bầu đài và phần mái. Phần thân tháp có hình trụ bát giác, mỗi cạnh rộng 3,9 m càng lên cao càng thu nhỏ lại. Đường kính chân tháp dài 9 m, ch൩u vi 31,2 m, diện tí🐷ch sàn 73,4 m2.
Dọc theo các cạnh của thân tháp từ trên xuống có bố trí 5 ô thông gió được trang trí các hoa văn chữ triện tương ứng với 5 chữ: "Hỷ", "Phúc", "Thọ", "Kiết"♛, "Lộc". Hàm ý cầu chúc cho muôn người vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thịnh vượng ☂và no ấm. Riêng cạnh phía Tây ô thông gió chữ "Lộc" được thay bằng cửa sắt ra vào tháp.
Phần bầu đài, tức là bồn nước, cũng được thiết kế hình bát giác cao 5 m, đường kính 9 m♕, chứa 350 m3 nước. Xung quanh bầu đài có 8 hình tròn được đắp nổi bằng mảnh sành sứ cách điệu bốn chữ U.E.P.T, viết tắt của cụm từ tiếng Pháp "Usine des Eaux de Phan Thiet" (nghĩa là Nhà máy nước Phan Thiết). Với đặc điểm kiến trúc vươn cao nên công trình cũng 🤪được sử dụng như một cột cờ.
Thạc sĩ Nguyễn Chí Phú, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận cho biết, trong quá trình xây dựng, các chuyên gia và nhân công đã tuân thủ nghiêm ngặt thiết kế 🌞kỹ thuật. Sỏi phải đem rửa 5 lần cho sạch cát bụi. Cát đúc cũng phải rửa ꦬ3 lần cho sạch chất bẩn. Sắt đúc phải dùng giấy nhám chà xát cho hết hoen rỉ. Ván dùng làm cốt pha phải bào láng để khi tháo ra không cần phải tô trét gì thêm. Nhờ đó, công trình được vững chãi, bền bỉ đến ngày hôm nay.
Trải qua gần 90 năm tồn tại, dù trước bom đạn chiến tranh và môi trường khắc nghiệt, nhất là qua hai trận lũ lịch sử năm Nhâm Thìn (1952) và Quý Dậu (1993), tháp nước vẫn đứng vững uy nghi giữa lòng thành phố, trở thành biểu tượng thiêng liêng, đi vào thơ ca và âm nhạc của xứ biển Phan Thiết.
"Hình ảnh lầu nước thật thâꦕn quen và in vào tiềm thức người dân Phan Thiết chúng tôi. Mỗi l𓂃úc đi đâu xa, chúng tôi cũng nhớ về quê hương, nhớ về lầu nước này", cụ Trần Văn Út, người dân Phan Thiết, nói.
Từ lâu, hình ảnh tháp nước Phan Thiết được nhiều công ty, doanh nghiệp địa phương cách điệu thành biểu tượng của đơn vị. Năm 200🌠5, Bình Thuận đã chọn tác phẩm "Tháp nước Phan Thiết" của họa sĩ Nguyễn Công Quang làm logo - biểu tượng chính thức của tỉnh sau cuộc thi sáng tác do địa phương phát động.
Ngày 19/10/2018, tháp nước Phan Thiết đã được UBND Bình Thuận quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh. Mới đây, chính quyền tỉnh đã thống nhất chủ trương sửa chữa, tu bổ chống xuống cấp công trình nhằm bảo vệ phát huy giá trị di tích, phục vụ phát triển du lịch địa phương. Công việc tu bổ sẽ sớm được hoಌàn thành trước Tết Nguyên đán 2020.
Việt Quốc