"Hafu" - từ lóng chỉ những người con lai - được nhiều người Nhật gán cho Osaka sau khi cô thua tay vợt CH Czech Marketa Vondrousova ở vòng ba nội dung đơn nữ môn quần vợt. T🌱ừ này, và nhiều bình luận không hay khác, ám chỉ tay vợt số hai thế giới không có dòng máu thuầ꧅n chủng, vì thế không chiến đấu hết mình cho màu cờ sắc áo của tổ quốc.
Hành động xấu xí này phơi bày vấn đề Nhật Bản đang gặp phải trong việc chấp nhận những người có dòng máu lai. Osaka được chọn thắp đuốc ở lễ khai mạc Olympic 2020 để truyền đi thông điệp về một Nhật Bản cởi mở hơn. Nhưng dù từng nhiều lần mang về vi🤪nh quang cho Nhật Bản với những chiến tích trong làng banh nỉ, tay vợt có bố người Mỹ gốc Haiti cũng không tránh khỏi những mũi dùi chĩa về mình.
Trên Yahoo, những bình luận tiêu cực nhắm vào Osaka thu hút sự quan tâm của hàng chục nghìn người. "Tôi vẫn không hiểu nổi sao cô ta được chọn làm người cầm đuốc", một người nhận xét. "Dù nhận là người Nhật, cô ta chẳng nói tiếng Nhật được bao nhiêu", người khác nói. Những bình luận tiêu cực như vậy được hơn 10.000 người ấn nút "thích🤪".
Làn sóng này phơi bày✨ vấn đề của người Nhật trong việc chấp nhận những dòng máu lai, ngay cả khi những người này được sinh ra v🍒à lớn lên tại Nhật Bản. Melanie Brock, một phụ nữ Australia đang điều hành công ty tư vấn tại Nhật Bản, tiết lộ hai con trai của cô với một người đàn ông Nhật Bản là nạn nhân của vấn nạn này. Theo Brock, con của cô bị xem là khác biệt ở trường và những bà mẹ khác thường quy kết những hành vi mà họ cho là có vấn đề với dòng máu lai của chúng.
"Tôi nghĩ người Nhật rất khắt khe với vấn đề này. Ban tổ chức Olympic đã có một quyết định dũng cảm khi chọn Osaka là🅰 người thắp đuốc. Nhưng tôi tự nổi giận với bản thân vì cho là nó dũng cảm. Nó không dũng cảm chút nào bởi đó là điều hợp lý. Cô ấy là một VĐV giỏi, một đại diện xuất sắc của thể thao Nhật Bản và xứng đáng với vinh dự đó", Brock nói.
Thất bại của Osaka là một trong những cú sốc lớn nhất tại Olympic 2020. Nó góp thêm một gam màu ảm đạm khi Nhật Bản nới rộng tình trạng khẩn cấp bởi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt tại Tokyo và Osaka, thành phố mà tay vợt 23 tuổi được đặt tên theo. Trong ba ngày từ 28 đến 30/7, số ca nhiễm mới tại thủ đô Nhật Bản liên tục phá kỷ lục. Tuần này, Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm trung bình mỗi ngày tăng 80,5% so với tuần trước. Trong lúc Osaka thắp ngọn đuốc Olympic, hàng trăm người đã tụ tập bên ngo꧟ài sân vận động Tokyo để hét lớn những khẩu hiệu phản đối sự kiện này mỗi khi âm thanh của lễ khai mạc lắng xuống.
Osaka là một tay vợt nhạy cảm. Sau khi đánh bꦅại tượng đài Serena Williams ở chung kết Mỹ Mở rộng 2018, cô bật khóc lúc nhận Cup vì quá căng thẳng trước sự ủng hộ khán giả Mỹ dành cho đối thủ. Tháng 7/2021, Osaka gây tranh cãi khi rút lui khỏi Roland Garros với lý do muốn bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình.
Sau thất bại của cô tại Olympic, chuyện này lại bị mang ra đào xới. "Cô ta tiện thể trở nên trầm cảm, tiện thể tự chữa lành, rồi được trao vinh dự thắp đuốc. Và rồi cô ta thua một trận đấu quan trọng như thế. Tôi chỉ có thể nói là làm VĐV sao mà dễ quá", một người viết trên Twitter.
Theo Naoko Imoto, chuyên gia giáo dục của Unicef và là cố vấn về bình đẳng giới ch🍎o ban tổ chức Olympic 2020,ܫ sức khỏe tâm lý chưa được coi trọng tại Nhật Bản.
"Tại Nhật Bản, sức khỏe tinh thần chưa được bàn tới. Khi Naomi Osaka tiết lộ vấn đề của mình, có nhiều bình luận tiêu cự🌼c nhắm vào cô. Điều đó được phóng đại vì vấn đề giới tính, khi hành động đó bị gán với giới tính nữ của cô ấy. Tôi nghĩ ngày càng có nhiều VĐV nói về vấn đề này, một vấn đề mà hầu như VĐV nào cũng gặp phải", Imoto, người từng đại diện cho Nhật Bản tranh tài môn bơi tại Olympic, cho biếtꦉ.
Tại Nhật Bản, Osaka được biết đến rộng rãi. Gương mặt của cô xuất hiện trên quảng cáo của những nhãn hàng lớn như đồng hồ Citizen,ꦑ mỹ phẩm Shiseido hay ཧmì ăn liền Nissin. Báo chí Nhật Bản theo sát từng giải đấu mà cô tham dự. Nhưng sự nổi tiếng này có thể gây ra những vỡ vụn một khi tay vợt 23 tuổi nhận ra mình không được ủng hộ tại đất nước mà cô đang đại diện.
Vĩnh San (theo New York Times)