🦂Bốn năm trước, vợ chồng chị rời Bạc Liêu, mang theo hai con 6 và 7 tuổi, lên Bình Dương làm công nhân. Con gái lớn vừa hoàn thành lớp một, anh chị định để lại quê học tiếp nhưng ông bà hai bên đều đã mất. Nếu gửi người quen, mỗi tháng anh chị phải gửi về 3-4 triệu đồng. Ngoài chuyện khó kham nổi, người mẹ "cứ thấy bồn chồn" nếu con gái phải ở nhà người khác.
🅺"Bình Dương chắc cũng có trường", chị Thuyền bàn với chồng, chưa lường được khó khăn phía trước. Năm đầu tiên, khi gia đình ổn định được chỗ ở, anh chị tìm được việc thì năm học mới đã bắt đầu được hai tháng. Chị đành hứa với con chờ năm sau.
🍸Suốt thời gian chờ đó, mỗi ngày, trước khi đến nhà máy, chị nấu sẵn cơm, dặn con "lấy ra ăn khi đồng hồ trên tường chỉ đến số 11". Cả ngày, hai đứa trẻ quanh quẩn trong phòng trọ 10 m2, làm bạn với tivi, điện thoại. Chị khóa cửa ngoài, thỉnh thoảng nhờ quản lý khu trọ chạy sang ngó giúp.
🔴Rồi Covid-19 ập đến. Vợ chồng chị tự động viên giữ được mạng sống, lo cái ăn đã, việc học tính sau. Dịch đi qua, không còn lý do gì để trì hoãn.
𓆏Gần tháng qua, chị đến các trường công lập gần khu trọ, đều đã kín chỗ, hết suất. Trường ở xa thì anh chị không thể đưa đón vì còn tăng ca. Nếu chọn phương án thuê xe đưa rước hoặc trả thêm tiền cho cô giáo trông ngoài giờ, chi phí mỗi tháng cho một đứa con đi học hết khoảng 5 triệu đồng, trong khi lương của hai vợ chồng bây giờ chưa được 10 triệu.
🐷Khu trọ chị Thuyền ở lúc cao điểm có khoảng 200 trẻ dưới 15 tuổi không đến trường. Lũ trẻ quanh quẩn trong phòng trọ, chờ đến 16 tuổi đi làm "chui" ở các nhà máy với tình trạng không bảo hiểm, không hợp đồng.
𝓀Có nhiều lý do khiến những đứa trẻ con công nhân không được đến trường. Trong số đó, thiếu trường lớp ở các địa phương phát triển khu công nghiệp tập trung là nỗi bức xúc dai dẳng nhiều năm qua. Nguyên nhân hàng đầu được nhắc đến là khi quy hoạch khu công nghiệp, các địa phương đã "quên" quỹ đất phát triển trường học. Công nhân tá túc trong các khu nhà trọ do người dân tự xây, con cái "tranh suất" vào trường công với trẻ con có hộ khẩu thường trú.
𝓡Theo báo cáo tình hình phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2011-2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tốc độ tăng dân số cơ học của vùng - tức lao động di cư, đặc biệt là tại các thành phố lớn, khu công nghiệp - đã gây áp lực không nhỏ lên hệ thống giáo dục. Tỷ lệ học sinh trên trường và học sinh trên mỗi lớp của vùng cao nhất cả nước, đặc biệt tỷ lệ học sinh trên số trường trung học cơ sở cao gấp hai lần trung bình cả nước.
♎Trước khai giảng một hôm, chị Thuyền gọi cho tôi hỏi xem có biết lớp học tình thương nào gần khu trọ không, chị cho con đến kiếm ít chữ. Chị không hy vọng con thành "ông này bà nọ", chỉ mong con biết chữ để "đi làm công nhân còn biết viết lá đơn xin việc". Lớp học tình thương, với gia đình chị, như là phương án cuối cùng.
ಌỞ các đô thị, địa phương tập trung khu công nghiệp, lớp học tình thương trở thành mô hình giúp "xóa mù chữ" cho trẻ nhập cư nghèo, không có điều kiện đến trường. Lớp học được mở ngay ở các khu trọ.
𓆏Theo quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, UBND phường, xã, thị trấn ra quyết định thành lập lớp học với điều kiện phải có sự bảo trợ của một trường tiểu học công lập cùng địa bàn. Trường tiểu học đó sẽ ký học bạ, thẩm định chương trình, thẩm định giáo viên để các em có thể lên lớp và chuyển cấp. Tôi cho rằng giải pháp này là phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Điều quan trọng là đơn giản hóa quy trình thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các trường tiểu học công; và chính quyền phải có thống kê cụ thể nhu cầu thực tế, tìm cách thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành các lớp học.
𝔉Bên cạnh giải quyết bài toán trước mắt, việc thực thi các quy định về bố trí quỹ đất phát triển trường lớp dành cho con công nhân lao động khi quy hoạch khu công nghiệp cần được giám sát chặt chẽ hơn, với cái nhìn cân bằng giữa lợi ích kinh tế và an sinh xã hội dài lâu.
💃Làm được như vậy, những công nhân như chị Thuyền sẽ không phải tự dằn vặt mình mỗi khi năm học mới bắt đầu "ngày trước ba mẹ mất sớm mà tôi vẫn học được tới lớp ba, không lẽ mình sống sờ sờ mà hai con thất học".
Lê Tuyết