Một khảo sát gần đây cho thấy, cứ 10 lao động trẻ ở Việt Nam lại có một người thất nghiệp, nguy cơ mất việc của nhóm này cao hơn gấp ba lần so với lứa tuổi lớn hơn. Vậy đâu là lý do khiến tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ tăng cao?
Độc giả Phucanh💙 cho rằng: "Ngoài việc suy thoái kinh tế, làn sóng cắt giảm nhân sự gia tăng, theo tôi có một nguyên nhân nữa đó là Gen Z có cái tôi quá cao so với các thế hệ trước, tinh thần hưởng thụ cao hơn tinh thần làm việc. Nên giờ, tiêu chí tuyển dụng của tôi là tập trung vào nhân sự 9X. Còn nếu tuyển dụng các bạn Gen Z, chúng tôi phải trả hết cơm, áo, gạo, tiền thì họ mới có động lực phấn đấu.
꧃Vừa rồi, tôi mới tuyển mấy thực tập sinh Gen Z với mong muốn tìm người phù hợp để đi đường dài cùng công ty. Tuy nhiên, có bạn gửi CV mà không có tiêu đề, có bạn nội dung CV chỉ có mỗi file đính kèm, có bạn bạn còn nhờ tôi làm việc này, việc kia mà không có một lời cảm ơn. Tôi cảm thấy kỹ năng mềm của các bạn trẻ Gen Z quá kém, chưa kể tới chuyên môn cũng ngày càng tệ.
😼Ngoài kiến thức cơ bản ở trường, các bạn gần như là một trang giấy trắng. Ấy vậy mà phần lớn lại lười học tập, làm việc, không có người quản lý là làm việc riêng. Tôi thất vọng tràn trề và buồn cho chính các em đó. Với thời đại của AI, Robot... hiện nay, nếu các bạn thụ động và lười học tập, thái độ làm việc chểnh mảng như vậy thì tương lai thất nghiệp là điều khó tránh".
Trong khi đó, phản biện lại ý kiến trên, bạn đọc QTrꦡ nhận định: "Tôi thấy nhiều người có ác cảm và hay chê bai các bạn trẻ thuộc Gen Z, đổ hết lỗi lầm lên đầu các em. Tôi công nhận là Gen Z có cách ứng xử ở môi trường làm việc chưa tốt và nhiều bạn hay đòi hỏi, mơ mộng viển vông. Nhưng đã có ai hỏi tại sao lại như vậy chưa?
🎃Nếu chúng ta chê bai Gen Z thì thế hệ 6X, 7X, 8X, 9X đã ở đâu trong lúc Gen Z trưởng thành? Không phải chính các bạn là những bậc phụ huynh, giáo viên và cũng là xã hội của Gen Z hay sao? Vậy các bạn có một phần trách nhiệm trong việc hình thành tính cách của thế hệ Z không? Hay nếu cho thế hệ đi trước sinh ra vào thời điểm hiện nay, liệu các bạn có tự tin rằng mình sẽ khác với giới trẻ bây giờ?
Tôi cho rằng, các thế hệ lớn tuổi nên có cái nhìn cảm thông, hỗ trợ và dìu dắt Gen Z trưởng thành, vì các em chính là tương lai của chúng ta sau này.🐼 Có gì không phù hợp thì chúng ta phải điều chỉnh thay vì ghét bỏ. Tôi phát biểu từ góc nhìn của một 8X đã có nhiều năm kinh nghiệm đi làm, chứ hoàn toàn không phải bênh vực cho bên nào.
꧙Trước kia, tôi cũng học ở Đức, tôi gửi đi tầm 5-7 cái CV là tìm được một công ty nhân vào thực tập (ở thành phố lớn). Tôi khi đó cũng không biết tiếng Đức và không học ngành kỹ thuật. Tuy nhiên, tôi thấy thị trường lao động Việt Nam hiện nay khá khó khăn giống như nhiều quốc gia trên thế giới. Có lẽ Gen Z đã không may khi ra trường đúng vào thời điểm kinh tế suy thoái, khiến cơ hội kiếm việc càng thêm khó khăn. Chỉ mong rằng, các bạn trẻ sẽ biến khó khăn thành động lực để cố gắng, đây cũng là một trải nghiệm để các bạn hiểu tương lai thị trường lao động sẽ ra sao?".
>> ꦅTôi phát ngán thái độ làm việc tùy hứng của nhiều đồng nghiệp Gen Z
Gen Z nên làm gì khi đối mặt với 'cơn bão' thất nghiệp? Độc giả Cungnam🐷 chia sẻ: "Thật sự, trong thời điểm này, không chỉ Gen Z mà rất nhiều lao động thuộc nhóm tuổi khác cũng rất chật vật để tìm việc khi kinh tế gặp vô vàn khó khăn. Đôi khi, trong một số trường hợp cụ thể, các bạn phải đánh đổi giữa sở thích - chuyên môn để lấy những công việc phù hợp với tình hình, để có tiền trang trải cuộc sống, cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm cho tương lai.
🅘Nói gì thì nói, nếu không có điều kiện, thì tìm việc làm có thu nhập vừa phải để vượt qua quãng thời gian khó khăn trước mắt vẫn là ưu tiên hàng đầu. Lựa chọn không có đúng hay sai, chỉ có phù hợp hay không, tại một thời điểm nào đó. Sự cạnh tranh bây giờ là rất gắt gao, đòi hỏi mỗi người phải nâng cao năng lực và hoàn thiện bản thân từng ngày, luôn sẵn sàng cho những cơ hội đến bất ngờ".
Đồng cảm với những khó khăn khi tìm việc làm của lao động Gen Z, bạn đọc Nguyentmhanh 🃏bình luận: "Gửi 30 hay 50 CV cũng chưa có gì gọi là chật vật. Tôi đi học thạc sĩ bên Đức, kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam cũng không ít, mà hồi tìm nơi thực tập cũng rải không dưới 200 nơi (bao gồm cả thư ứng tuyển). Sau khi tốt nghiệp, tôi cũng rải tiếp không dưới 100 hồ sơ.
𓃲Lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ là cứ kiên trì, tìm ra điểm mạnh của mình, phù hợp với yêu cầu công việc và thể hiện thật rõ ràng trên CV. Khi đó, các bạn mới hy vọng ghi điểm với nhà tuyển dụng. 30, 50 CV chưa được thì gửi tiếp 60, 70, thậm chí cả trăm CV, bao giờ trúng tuyển thì thôi, không có gì phải thất vọng cả. Nói chung, không có cái gì là dễ dàng cả, chỉ là bạn có đủ kiên trì để đi tới thành công hay không mà thôi".
Thành Lê tổng hợp
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.