Trong đó Quảng Ninh có ba bệnh viện dùng bệnh án điện tử là♍ Đa khoa tỉnh, Bãi Cháy, Sản nhi. Các bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai), Đa khoa khu vực An Giang... cũng dùng hoàn toàn bệnh án điện tử.
23 bệnh viện đã dùng hệ thống lưu ꧂trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim chụp chẩn đoán hình ảnh. Ví dụ, ở các bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, Ung bướu TP HCM, phim chụp X-quang, cộng hưởng từ, CT... được lưu trữ trên hệ thống truyền tải hình ảnh, không in thành bản nhựa.
Trao đổi với VnExpress sáng 30/12 tại Hội nghị Chuyển đổi số y tế Quốc gia, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng, cho biết bệnh viện bắt đầu chuyển đổi số y tế từ năm 2014, bao gồm phần mềm quản lý bệnh viện, quản lý hình ảnh, quản lý kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng... Đầu năm ♒2015, bệnh viện ứng dụng phần mềm PACS để lưu trữ và truyền tải hình ảnh.
Theo bác sĩ Hồi, lợi ích lớn nhất khi chuyển đổi số chính là sự hài lòng của bệnh nhân. Nhờ chuyển đổi số, người bệnh được khám chữa bệnh tự động thay vì xếp hàng từ sớm gây tốn kém thời gian. Sau đó, các chỉ định lâm sàng được chuyển thẳng đến các khoa 🤡phòng, điều trị. Điều dưỡng thay vì dành 60% thời gian🌃 trong ngày cho công việc hành chính đã được rút gọn, không cần ghi tay và chép vào sổ. Mọi kết quả được chuyển thẳng đến bác sĩ, đọc và nghiên cứu tình trạng bệnh và xem lại toàn bộ kết quả khi cần thiết.
Nhờ bệnh án điện tử, bệnh viện kiểm soát chất lượng chuyên môn từ ghi đơn thuốc đến khám chữa bệnh.🦹 Lãnh đạo bệnh viện có thể giám sát kê đơn, không bỏ sót chẩn đoán. Từ đó, bác sĩ nghiêm túc và cẩn trọng cao hơn khi༒ làm việc.
Hồ sơ bệnh án bằng giấy phải được lưu trữ ít nhất 10 năm, thậm chí 15-20 n♛ăm theo quy định pháp luật, dẫn đến tốn kém cho việc thuê kho lưu trữ hay bảo vệ canh giữ. Khi có vấn đề cần kiểm tra lại bệnh án, việc tìm kiếm trong kho vô cùng vất vả và tốn thời gian. Với bệnh án điện tử, bệnh viện tiết kiệm chi phí xây kho lưu trữ, tiết kiệm giấy, phim mà vẫn dễ dàng tìm thông tin người bệnh.
"Đây là thời điểm thuận lợi nhất để triển khai bệnh án điện tử khi hành lang pháp lý thông qua, các khó khăn đều có giải ph💯áp để tháo gỡ nhằm đáp ứng yêu cầu của bệnh viện và phục vụ n🍌gười dân tốt hơn", bác sĩ Hồi nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Huy Ngọc, Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ, cho biết toàn tỉnh đang triển khai nhiều ứng dụng trong quy trình khám chữa bệnh. Cụ thể như ứng dụng phần mềm HIS để đón tiếp, quản lý khám bệnh, điều trị, thu n🔯gân, quản lýꦅ kho thuốc, vật tư, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh...
Ứng dụng phần mềm LIS để gắn mã vạch vào ốn🔴g đựng mẫu xét nghiệm, hệ thống tự động chạy và trả kết quả. Hiện 100% cơ sở đã triển khai LIS. Kết quả LIS được liên thông tự động về HIS. Phần mềm PACS là nơi hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh thay cho in phim.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ph🍌ú Thọ triển khai thí điểm bệnh án điện tử từ năm 2018. Hết năm 2020, có 10/18 cơ sở khám chữa bệnh ở tỉnh triể🅠n khai bệnh án điện tử.
Hiện, 100% đơn vị triển khai khám tư vấn từ xa và thanh to✱án điện tử. Hơn 98% người dân Phú Thọ có hồ sơ sức khỏe điện tử, người 🅷dân có thể tự theo dõi và quản lý hồ sơ của mình. 100% cơ sở y tế đã kết nối hồ sơ sức khỏe điện tử và toàn bộ kết quả khám của người dân đều được đồng bộ vào hồ sơ này.
Bệnh án điện tử là một trong nhiều mục tiêu chiến lược chuyển đổi số y tế quốc gia. Ngoài bệnh án điện tử, Bộ đã vận hành hệ thống 1.000 điểm khám chữa bệnh từ xa, kết nối với gần 30 bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến cu𝔉ối. Đến nay, số điểm khám từ xa tăng lên hơn 1.500, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế tuyến trên ngay tại địa phương.
Trong đại dịch Covid-19, Bộ Y tế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phòng chống dịch bệnh, với các giải pháp Bluezone, nCovi𝐆. Việt Nam cũng là quốc gia đầu ti📖ên ứng dụng tờ khai y tế điện tử.
Hôm nay, Bộ Y tế khai trương thêm Nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở V20 và Mạng lưới y tế Vꦦiệt Nam.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định ngành y tế là một trong những ngành nhiều điểm sáng trong thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia. Mục tiêu quan trọng nhất của chuyển đổi số y tế là để phục vụ người dân tốt hơn, tiếp cận dịch vụ y tế thuận l☂ợi hơn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Thùy An