Tô♋i rối rít xin lỗi rồi về nhà nói chuyện với con trai - thằng nhóc 5 tuổi. Thằng bé hiếu động, thích những🍨 trò chơi mạnh bạo, trong đó có trò đánh trận - anh hùng chống lại kẻ xấu - vào giờ ra chơi. Và nhân vật "anh hùng" thừa nhận đã quá mạnh tay với "kẻ xấu".
Tôi giải thích ✤cho con về các biểu hiện của bạo lực và đề nghị con tạm dừng trò chơi đánh trận. Cu cậu hiểu ra và hứa xin lỗi bạn vào ngày hôm 𓆉sau.
Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì mọi chuyện chỉ dừng lại ở một trò chơi, hậu quả chưa có gì lớn. Tôi càng mừng hơn vì vị phụ huynh kia đã chọn cách nói chuyện để hiểu rõ vấn đề, nếu không, chuyện bé s♕ẽ xé ra to, mọi thứ có thể phức tạp h🥃ơn rất nhiều.
Những chuyện bé xé ra to, mâu thuẫn nhỏ - hậu quả lớn đã không còn là chuyện hiếm gặp. Thậm chí, các vụ bạo lực gần đây không chỉ dừng lại ở những nghi kỵ, xô xát giữa bọn trẻ với nhau, mà còn có sự dính líu của người lớn, với xu hướng khiến cho sự việc diễn biến theo chiều hướng xấu đi nhiều. Một người bố ở Quảng Ngãi chặn đường, đánh bạn của con đến nỗi xây xẩm mặt mày, tổn thương nội sọ. Một cặp vợ chồng ở Vĩnh Long xông vào trường tát các học sinh tiểu học để "trả đũa" cho con mình. Bà nội và bố của một nữ sinh lớp 6 ở Tháp Mười còn hành hung cả giáo viên sau khi con/ cháu họ bị cô giáo tát...
Theo số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, trong năm 2023, có 1.600 trường hợp bạo lực học đường xảy ra cả trong và ngoài nhà trường. Trong khi, con số này là 2.624 vụ cho cả 5 năm học trước đó. Bên cạnh th♔ống kê về con số, các chuyên gia nhận định thực trạng bạo lực đang ngày càng phức tạp với sự tham gia của người lớn, đặc biệt là các phụ huynh thiếu kiềm chế.
Vậy làm thế nào để kiềm chế những phụ huynh nóng🌞 nảy này?
Tôi vẫn nhớ gương mặt đỏ gay và giọng nói gắt gỏng của chị phụ huynh ấy trong lần đầu đề cập đến chuyện đánh nhau của hai đứa trẻ. Nhưng ♌trong lần gặp tiếp theo, chị cười nói với tôi rằng, thằng bé con chị có vẻ "thỏa mãn" với sự trả đũa thành công. Chị đã nói với con mình: "Bạn ấy đã bị ba trách mắng và sẽ không dám đ𝐆ánh con nữa".
Giải pháp phòng tránh bao giờ cũng ưu việt hơn chống. Trước hết, theo tôi vẫn cần phải nắm rõ tâm lý ức chế, muốn trả đũa của người có con bị đánh. Nếu không thể trực tiếp can dự, bảo vệ con mình trong các vụ b🌃ạo lực, tâm lý trả đũa vẫn sẽ tồn tại. Về mặt tự nhiên, ăn miếng trả miếng là tâm lý dễ hiểu và ý chí đó cần được bào mòn dần cho đến khi bị triệt tiêu hoặc không còn đủ lớn để gây ra hậu quả. Trong các vụ bạo lực trẻ con, "thủ phạm" cũng cần được quan tâm không kém gì nạn nhân, để tránh khỏi các vụ trả đũa thậm chí còn khốc liệt hơn. Biện pháp bảo vệ những thành phần có nguy cơ bị tấn công - nạn nhân ban đầu và nạn nhân phát sinh - cũng chính là sự răn đe làm bào mòn ý chí tấn công bạo lực.
Nhưng nếu không kịp ngăn cản phản ứng tiêu cực và những nắm đấm vội vàng của phụ huynh, thì đây là lúc phá🍸p luật cần thể hiện rõ sức mạnh.
Thông thường kẻ mạnh bao giờ cũng có xu hướng lấn át và tấn công người yếu hơn. Do đó, trong mâu thuẫn giữa các trẻ nhỏ, nếu người lớn can thiệp theo chiều hướng bênh vực một bên, người lớn (kẻ mạnh) có xu hướng sẽ tấn công trẻ nhỏ (người yếu hơn). Để bảo vệ bên yếu hơn, cần có những tác động - có thể vô hình - mang tính cảnh báo. Trong trường hợp này, đó là sự nhận biết của người lớn về những trừng phạt rất nghiêm khắc đối với chính bản thân họ - mà "thiệt hại" sẽ lớn hơn rất nhiều so với "lợi ích" bảo vệ con mình bằng bạo lực. Những người lớn hiếu chiến trong các sự việc kể trên thường bị xử lý hình sự với tội danh Cố ý gây thương tích nhưng ở mức nhẹ: phạt hành chính, cải tạo không giam giữ hoặc tạm g𒈔iam thời gian ngắn - các mức phạt theo tôi cওhưa đủ sức răn đe.
Khi viết những dòng này, tôi đọc được tin tức đau lòng về cái chết của một nam sinh lớp 8 ở Hà Nội. Chỉ vì m𒁃âu thuẫn nhỏ ở sân chơi, em bị cậu bé 12 tuổi gọi người nhà (anh trai) ra đánh cho đến mức chấn thương sọ não. Một đứa trẻ phải chấm dứt cuộc đời ở tuổi thiếu niên và một đứa trẻ khác (16 tuổi) cũng sẽ vướng vòng lao lý, đối diện với một tương lai đầy t🐼hách thức.
Vụ án đã được khởi tố, điều tra. Hiện chưa rõ có hay không sự tham gia, liên quan của người lớn trong cuộc xô xát giữa những đứa trẻ. Nhưng tôi đã ước, trong khoảnh khắc "cậu bé 12 tuổi về gọi người nhà" đó, nếu người lớn xuất hiệnꩵ và can thiệp đúng lúc, đúng cách, có thể sẽ không ai chết oan, không đứa trẻ nào bị tù tội.
Trong các vụ bạo lực giữa trẻ em với trẻ em, cha mẹ không thể vô can dù trực tiếp hay gián tiếp. Va chạm giữ🍸a c🐷on tôi và người bạn nhỏ của nó chỉ xuất phát từ một trận đánh giả. Nhưng nếu thằng nhóc không được chấn chỉnh ngay, rất có thể lớn lên cu cậu sẽ xem những trận đánh mang tính bạo lực là một chuyện bình thường.
Khô🌠ng một đứa trẻ nào nên được nuôi lớn và dung dưỡng💎 bằng tư duy nắm đấm.
Võ Nhật Vinh