Thầy giáo Trương Vĩnh Đặng - với dáng người nhỏ, nước da bánh mật và khuôn mặt hiền - không còn xa lạ với người d✱ânᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ từ con hẻm nhỏ trên đường Tôn Đản (phường Hoà An, quận Cẩm Lệ), nơi gia đình anh sinh sống, đến những trẻ em ở trung tâm bảo trợ xã hội, hay người dân nghèo dọc dài miền Trung qua các đợt thiên tai...
Côn𝄹g việc chính của anh là giảng dạy mỹ thuật ở trườ🍌ng Tiểu học Tây Hồ (quận Hải Châu). Nhưng trên mạng xã hội, nhiều người biết đến Trương Vĩnh Đặng là một tay chơi bonsai thường xuyên đấu giá cây cảnh mình tự tay tạo thế, chăm sóc nhiều năm để... làm từ thiện.
"Cây sam hương bán 4,5 triệu đồng, mua quà Trung thu tặng trẻ em nghèo; cây sam nú💙i bán được hơn 10 triệu để hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân vùng phong toả...", thầy Đặng nhớ tỉ mỉ từng tên cây và mục đích bán chúng nhưng không nhớ nổi đã trao bao nhiêu suất quà ༒từ thiện và đã giúp đỡ những mảnh đời nào.
Thầy Đặng🦂 sinh ra trong gia đình bố làm cơ khí. Tốt nghiệp trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng năm 2006, anh được tuyển vào biên chế trường Tiểu học Tây Hồ (quận Hải Châu). Dạy được một năm, thầy giáo trẻ khiến mọi người bất ngờ về quyết định xung phong đi bộ đội, nhập ngũ ở Sư đoàn 2 Bộ binh, Quân khu 5.
"Lúc đó tô𒁃i đã học xong quân y, từng le lói ý định chuyển nghề, nhưng rồi vẫn thích nghề giáo nên𒉰 đã quay về trường", thầy giáo 8X nói. Quyết định của 10 năm trước cũng đưa anh sang một ngã rẽ khác: đến các bệnh viện, trung tâm nuôi dạy trẻ em nhiễm chất độc da cam... và chia sẻ với những mảnh đời kém may mắn.
"Đấu giá cây này thì mình trồng lại được cây khác, có thể mất vài năm, nhưng có những người nếu không được cứu đói hay hỗ trợ đúng lúc để chữa bệnh, họ sẽ👍 🌳lâm vào cảnh bi đát và thay đổi số phận ghê gớm lắm", thầy Đặng nhớ về lần đầu tiên đấu giá cây được hơn 15 triệu đồng, giúp một bệnh nhân ở Bệnh viện Đà Nẵng.
Thế là trong căn nhà cấp 4 của bố mẹ, anh "xí phần" khoảng sân chừng 20m vuông là🧸m nơi trồng bonsai, khoảng sân thượng nhỏ cũng được anh tận dụng để biến thành nơi tắm nắng cho cây. Sau giờ đi dạy và soạn bài, anh say sưa ngồi cắt tỉa, tạo dáng cho cây.
Chơi bons🌜ai cần sự kiên trì, vì có những cây để tạo ra dáng đẹp mắt phải mất nhiều năm trời nuôi t👍ừng nhánh. Cây được đấu giá thấp hay cao tuỳ thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Riêng với những cây của anh Đặng, nhiều người biết rõ mục đích nên thường rộng tay hơn để chung tay làm từ thiện. "Nhờ đó tôi chủ động được nguồn tiền", anh nói.
Trên trang cá nhân, nhiều nhà hảo tâm cũng chuyển tiền mỗi khi biết anh đang có kế hoạch đi t♈rao, tặng quà cho người bất hạnh. Anh cho biết, tất cả thu, chi từ nguồn tiền này đều được ghi chú công khai, minh bạch trên trang Facebook cá nhân Trương Vĩnh Đặng để mọi🔥 người theo dõi.
Dịp Trung Thu vừa qua, hình ảnh thầy Đặng cùng cha mình là ông Trương Văn Luân (58 tuổi), mặc đồ bảo hộ, sắm vai ông địa đi đến nhiều ngõ xóm để tặng quà cho các em nhỏ khiến nhiều người thích thú. Anh nhờ người vi🔜ết lên phía sau áo dòng chữ "Đặng Ông Địa giận Cô-vi" để gây cười.
Anh cho biết đã rất vui khi hình ảnh Ông Địa lạ mắt của mình🗹 được nhiều người dân chia sẻ lên mạng xã hội và nhận được nhiều lời khích lệ. Cũng có người lầm tưởng anh là shipper vì những ngày nới lỏng giãn cách, thành phố cho phép shipper hoạt động kèm theo điều kiện luôn mang đồ bảo hộ khi đi giao hàng.
Động lực để anh gắn bó với những phận người kém may mắn là "bố luôn song hành, dù về vùng lũ cho đến vùng núi sạt lở". Còn mẹ, vợ và em gái anh thường xúm một tay chi🅠a đều các phần quà. Hàng xóm cũng hết lòng hỗ trợ. Có lần, cả con ngõ nhỏ ở kiệt 135 Tôn Đản gọi nhau giúp anh bốc xếp gọn gàng 15 tấn rau, củ để chở ra Quảng Bình giúp người dân vùng lũ. Nhiều đại lý cũng giảm giá hàng nhu yếu phẩm vì "thầy giáo mua 🅘đi làm từ thiện".
Anh Đặng còn là người đầu tiên gây dựng "Phiên chợ 0 ไđồng" để phát nhu yếu phẩm cho người dân nghèo ở Đà Nẵng trong dịch Covid-19; vận động các hộ có điều kiện chia sẻ với các hộ khó khăn hơn trong chính tổ dân phố... Hai năm qua, anh còn cùng các thầy cô trường Tiểu học Tây Hồ trưng dụng bếp ăn bán trú để nấu cơm miễn phí tặng người lao động nghèo, mỗi tháng một lần.
Có 🧸lần phát cơm trùng với Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, anh cho một nhóm học sinh lớp 5 trực tiếp đi tặng quà để cảm nhận việc giúp đỡ người nghèo và căn dặn "nếu các em muốn được giúp đỡ, hãy sẵn lòng giúp đỡ người khác". "Khi mọi người cùng làm việc thiện thì sẽ đoàn kết hơn", anh chia sẻ.
10 năm làm từ thiện, nhiều kỷ niệm đã thành ♑nỗi ám ảnh với anh. Có lần, anh đi trao quà cho các bệnh nhân trong Bệnh viện Phụ sản - Nhi, gặp một người mẹ mắt đỏ hoe, không nhận quà mà luôn miệng nói như cầu xin về việc cần nhóm máu hiếm để bác sĩ kịp làm phẫu thuật cứu con mình. Anh đúc kết, vật chất, tiền bạc không phải là tất cả, đặc biệt là khi con người ở giữa lằn ranh sự sống và cái chết.
Anh kể, một dịp đi trao quà cho hai người lượm ve chai, người phụ nữ với khuôn mặt khắc khổ đã chuyển ngay phần quà cho người ꧋còn lại và giải thích "tôi vẫn đủ lo cơm ngày ba bữa, chị ấy cần hơn vì nhà đông con". "Đó là câu chuyện sinh động về tinh thần tương trợ, lá rách ít đùm lá rách n🔯hiều", thầy giáo 35 tuổi nói.
Ông Nguyễn Viết Miên, Chủ tịch Hội cựu chiến binh phường Hoà An (qu꧂ận Cẩm Lệ), nói: "Thầy Đặng 𒁃sống giản dị và vì cộng đồng là chính, vì lúc nào cũng thấy đi làm từ thiện. Riêng đợt dịch này bà con trong vùng được hỗ trợ 5 đợt rau, củ từ nguồn thầy tự huy động được; dịp trung thu thì tặng quà cho các em nhỏ của những gia đình công nhân, người thuê trọ...", ông nói.
Còn cô Trương Thị Hồng Thanh, Hiệu trưởng Tiểꦇu học Tây Hồ nhận xét, phải xuất phát từ tâm, lòng yêu thương thì thầy Đặng mới có thể gắn bó với công việc thiện nguyện lâu dài và nghĩ ra nhiề💫u phong trào để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, trong đó có tham mưu cho nhà trường mở "Bếp ăn 0 đồng" để các đồng nghiệp và phụ huynh tự nguyện tham gia, tạo thêm gắn kết giữa mọi người.
Nói về mình, thầy Đặng bảo chỉ mong đến một ngày đi trao quà🦋🐼 nhưng không ai nhận, vì khi đó người dân đã có cuộc sống ấm no.
Nhưng đó là mơ ước; còn ba ngày qua, anh lại cùng các đội🌊 nhóm từ thiện lăn xả trên đỉnh đèo Hải Vân bất kể nắng mưa, vì hàng nghìn người ở các tỉnh phía Bắc đi xe máy ngang qua Đà Nẵng cần được tiếp đồ ăn, nước uống, xăng xe để tiếp tục hành trình hồi hương đầy khổ nhọc.
"Có thể đây là những ngày thiện nguyện buồn nhất cuộc đời mình. Bà con lăn lóc hai bên đường, xe hư dắt🐽 bộ giữa đêm khuya trong rừng vắng; tai nạn, máu chảy cũng chỉ biết kêu cứu trong sự bất lực. Tôi chỉ biết cố gắng hết sức, giúp được ai đó thì giúp, mon▨g cho bà con về quê an toàn", anh nói và cho biết chứng kiến cảnh hàng nghìn gia đình về quê trên xe máy mỗi ngày, anh đã "không cầm được nước mắt".