Nhìn và🔯o số tiền phụ huynh bỏ ra để con học tiếng Anh, có khi lên đến vài trăm triệu đồng mà tôi băn khoăn. 🍸Qua tìm hiểu về vấn đề học tiếng Anh, tôi nhận thấy ở Việt Nam mạnh ai nấy học.
Việt Nam đã đưa tiếng Anh vào chương trình giáo dục phổ thông từ năm 1992. Tính trung bình, mỗi năm có khoảng 1 triệu học sinh học tiếng Anh, đến nay là 32 năm thì đã có khoảng 32 triệu người được học tiếng Anh trong 7 năm (từ lớp 6 đến lớp 12). Vậy, để đạt mục tiêu phổ cập tiếng Anh, chương trình♔ của Bộ Giáo dục kết hợp với các phương tiện truyền thông là đủ, không cần phải chi quá nhiều tiền cho việc học thêm tiếng An൩h.
Cá nhân tôi cũng chỉ mua một chương trình đào tạo tiếng Anh online, với c🍬hi phí vài triệu đồng mỗi năm, không cho con đi học thêm mà vẫn đạt đ🥂iểm số cao trong lớp.
Nhớ lại khi xưa, tôi học tiếng Anh chỉ bằng cách cố gắng nghe lại nhiều lần với một chiếc đài chạy băng. Có lần, một bác đi nước ngoài về chỉ cho tôi cách luyện nghe là cứ nghe đi nghe lại, đọc theo, không nhất thiết phải hiểu ngay. Nhờ vậy, tôi đã thuộc cả bài hát tiếng Anh dù chỉ hiểu nghĩa của vài từ trong đó. Sau này tôi m𒆙ới biết rằng, nghe từ nào khoảng 20 lần thì sẽ ghi nhớ mãi.
Việc xét tuyển vào lớp 10, đại học và tốt nghiệp đại học nên căn cứ trên điểm thi đó, thay vì TOEIC h🧜ay IELTS, vì không phải ai cũng đủ điều kiện kinh tế để học và thi những chứng chỉ quốc tế này.
Vì vậy, việc sử dụng IELTS xét tuyển vào các trường công lập, và việc thi ngoại ngữ đầu vào, nên được xem xét lại. 𒐪Trường công lập vốn là nơi nhà nước hỗ trợ chi phí nhằm tạo sự công bằng giáo dục. Mức chênh lệch học phí giữa trường công lập và trường tư thục thường ở mức 15-20 triệu đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, để đạt được IELTS 4.0, học sinh bình thường cũng phải chi trả ít nhất 20 triệu đồng cho vài năm học cấp II, sau đó tiếp tục phải học ở cấp 3 để duy trì điểm số, gây thêm gánh nặng tài chính c🍬ho phụ huynh.
Vì vậy, rất cần thiết để xây dựng một tiêu chuẩn Việt Nam về trình độ tiếng Anh, lập một trang web kiểm tra online và các điểm thi tập trung để cấp chứng nhận đạt trình độ. Tôi đề nghị nên phát triển một tiêu chuẩn tiếng Anh quốc gia dựa trên nhu cầu sử dụng tiếng Anh tại Việt Nam, cấp chứng chỉ trình độ tiếng Anh, tạm gọi là Vietnamese English Skill (viết tắt VES), với thang điểm từ 1 đến 1000, thay vì sử dụng các chứng chỉ🍌 TOEIC, IELTS từ các tổ chức quốc tế.
Những người cần chứng chỉ quốc tế như du học sinh hay người làm việc tꦦrong tổ chức nước ngoài có thể tự học và thi các chứng chỉ đó.
Việc kiểm tra vào lớp 10, tốt nghiệp cấp 3 và đánh giá trình độ tiếng Anh đại học có thể dựa vào tiêu chuẩn này. Mục tiêu là học sinh tốt nghiệp cấp 2 cần đạt 300 ♍điểm VES để có khả năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản; tốt nghiệp cấp 3 đạt 400 điểm; và tốt nghiệp đại học đạ💧t 600 điểm, đủ khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo trong công việc chuyên môn.
Hiện nay, các trường học đều đang giảng dạy theo chương trìnꦏh của Bộ Giáo dục, nên Bộ chỉ cần xây dựng thang điểm, thiết lập một trang web thi trực tuyến và tổ chức điểm thi trực tiếp là đủ. Việc này sẽ tiết kiệm chi phí xã hộ꧟i và tạo nguồn thu cho ngân sách.
Quang Tân