Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khi tiếp nhận bệnh nhi ngày 18/8, chẩn đoán bị đa hồng cầu, nhiễm khuẩn sơ sinh sớm, vàng da do bất 🌳đồ꧒ng nhóm máu mẹ con.
Đa hồng cầu sơ sinh là tình trạng tăng số lượng hồng cầu làm tăng độ nhớt của máu. Tần suất g🐎ặp 1-5% trẻ sơ sinh. Bệnh lý đa hồng cầuꩵ nặng cần phải thay máu, rất hiếm gặp.
🍸Trẻ được chỉ định điều trị kháng sinh kết hợp, truyền dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch và chiếu đèn tích cực để cải thiện bệnh trạng. Sau điều trị, các chỉ số vàng da, nhiễm khuẩn, tình trạng sức khỏe cải thiện. Tuy nhiên, chỉ số Hct - Hematocrit, tức tỷ lệ thể tích hồng♍ cầu trên thể tích máu toàn phần, vẫn tăng cao (73%). Thông thường chỉ số này với nữ là khoảng 40%. Các bác sĩ chỉ định thay máu một phần để cứu bé.
Bốn giờ sau khi thay máu, chỉ số Hct giảm còn 59%ꦰ, sau 12 giờ còn 53%. Hiện tại, trẻ không còn sốt, tình trạng vàng da cải ﷺthiện rõ rệt, bú mẹ tốt, phản xạ tốt.
Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Phó Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết trường hợp này bệnh nhi mắc bệnh đa hồng cầu kèm theo nhiễm khuẩn sơ sinh sớm, vàng da làm bệnh diễn tiến trầm trọng thêm. Nếu không thay máu kịp thời, tính mạng của trẻ bị đe dọa bởi ng💜uy cơ tắc mạch ở các cơ quan như não, phổi, tim, ruột...
Nguyên nhân gây bệnh lý đa hồng cầu không rõ ràng. Những yếu tố nguy cơ đa hồng cầu như tăng hồng cầu trong tử cung do suy bánh nhau, thai già♏ tháng, mẹ mắc đái tháo đường, mẹ nghiện thuốc lá hoặc dùng các chất kích thích rượu, bia, bệnh lý thai nhi như bất thường nhiễm sắc thể, tăng sản thượng thận bẩm sinh, suy giáp trạng bẩm sinh...
Bác sĩ khuyến cáo bà bầu cần k🦋hám thai định kỳ nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để điều trị và theo dõi. Bà bầu không sử dụng các chất kích thích, có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý khoa học. Trẻ sơ sinh cần được theo dõi sát, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường như ngủ li bì, bú kém, sốt, vàng da, thở bất thường... điều trị kịp thời.
Thúy Quỳnh