Bệnh nhân 43 tuổi, sau 83 ngày vật lộn với tử thần, tối qua đã ngồi dậy, thực hiện lệnh của nhân viên y tế, bấm nút chỉnh giường, viết bảng, đung൩ 💮đưa hai chân.
"Đây là một nỗ lực phi thường, bởi chúng ta đã có những lúc bi quan, nhưng đến hôm nay những tiến🐠 triển kỳ diệu của bệnh nhân như lời động viên, khích lệ các thầy thuốc tiếp tục cố gắng, điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất", ông Khuê, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế, nói.
Sau 6 ngày ngừng can thiệp ECMO, hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, sức cơ tay 4/5, sức cơ chân 2/5 so với trước đó sức cơ tay 3/5 và sức cơ chân 1/5. Anh ng🔯ồi dậy, tự viết vào bảng, tự bấm nút điều chỉnh độ💖 cao của giường bệnh. Phổi trao đổi oxy khá hơn, bệnh nhân đang được tập cai máy thở dần, đáp ứng với kháng sinh, kháng đông, đã giảm sốt.
Sự hồi phục của bệnh nhân phi công là kết quả phối hợp, nỗ lực điều trị của các bác sĩ hai bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Chợ Rẫy, và tập thể gồm các chuyên gia hàng đầu cả nước, trong gần ba tháng qua. Chưa bao giờ ngành y tế Việt Nam tập hợp lực lượng tinh nhuệ ở mức cao nhất để điều trị cho một bệnh nhân, như trường hợp này, theo nhận xét của một chuyên gia đầu ngành tại🌜 TP HCM.
"Bệnh nhân 91" - phi công Anh, mắc Covid-19, nhập viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM ngày 18/3. Trong ♎hai tháng hai ngày nằm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, có những lúc tưởng như "buông xuôi" bởi phổi bệnh nhân đông đặc trắng xóa gần như toàn bộ, hôn mê toàn thời gian, rối ⛦loạn đông má💙u, suy thận phải lọc máu liên tục.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, từng cho biết cả 🐠tập thể y bác sĩ trải qua chuỗi ngày gian nan, "không còn định nghĩa về thời gian, lúc ngủ cũng mơ thấy phác đồ đ♔iều trị cho phi công".
Khi ấy một nhóm chat online được thành lập𓄧, quy tụ những chuyên gia hàng đầu về chuyên ngành hồi sức, truyền nhiễm, huyết học, hô hấp, vi sinh lâm sàng, dược lâm sàng... tập trung theo dõi và hội chẩn.
Các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Chợ Rẫꦯy như Phó giáo sư Phạm Thị Ngọc Thảo, tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, tiến sĩ Phan Thị Xuân, tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, bác sĩ Nguyễn Thanh Trường... cập nhật tình hình bệnh nhân, thảo luận liên tục 24/7. Họ không trực tiếp chăm sóc, nhưng là nhữn𝕴g người thầm lặng đưa ra quyết định sống còn cho bệnh nhân.
Khi chưa chuyển bệnh nhân, nhóm bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã sang bệnh viện Bệnh Nhiệt đới túc trực điều trị. Bệnh nhân kháng thuốc, Bộ Y tế phải đặt mua các𝓀 loại thuốc chống rối loạn đông máu ở nước ngoài mà chưa từng có ở Việt Nam.
Ngày 4/6, bệnh nhân lần đầu tiên mỉm cười sau hai tháng hôn mê, nhóm chuyên gia thuộc Tiểu ban Điều trị mừng rỡ, song vẫn đánh giá "tình trạng bệnh nhân còn nặng, diễn biến khó lường".
Chính vì vậy, năm ngày sau, tối 8/6, khi xem những hình ảnh bệnh nhân ngồi dậy, ông Khuê thú thực "các chuyên gia đầu ngành trong Hội đồng chuyên môn và Tiểu ban Điều trị đều ngỡ ngàng, không thể tin có thể tiến triển nhanh như vậy". Từ sự phục 🎐hồi kỳ diệu này, việc ghép phổi có tꦺhể không còn cần nữa.