Cáo buộc được đưa ra trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cảnh báo phong tỏa kéo dài có thể gây ra "thiệt hại dài hạn". Trong khi đó, châu Âu đang thúc đẩy các kế hoạch mở trở lại hoạt động du lịch mùa hè, bất chấp nguy cơ bùng phát đợt hai của Covid-19, đại dịch khiến một nửa thế giới phải ở sau nhữn💟g cánh cửa đóng kín trong những tháng gần đây.
Một số quốc gia tiếp tụ𒁃c ghi nhận ca nhiễm mới tăng mạnh, số người chết vì nCoV t𒆙rên toàn thế giới vượt 240.000. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo virus "có thể không bao giờ biến mất".
Chưa có một liệu pháꦿp điều trị cho người nhiễm nCoV nào được chứng thực. Một loại vaccine hiệu quả có thể cho p🅺hép các quốc gia và nền kinh tế mở cửa hoàn toàn, đồng thời mang về hàng triệu USD cho những người chế tạo ra nó.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (F🃏BI) và Cơ quan An ninh Mạng và Hạ tầng (CISA) cảnh báo tin tặc liên quan đến ꧑Bắc Kinh đang cố gắng đánh cắp nghiên cứu và sở hữu trí tuệ liên quan đến phác đồ điều trị cùng vaccine chống Covid-19.
"Nỗ lực của Trung Quốc nhằm vào các lĩnh vực này là mối đe dọa đáng kể với phản ứng cấp quốc g💦ia của chúng tôi trước Covid-19", FBI và CISA cho biết trong thông cáo. Tuy nhiên, hai cơ quan đều chưa đưa ra bằng chứng cho cáo buộc này.
Mỹ ghi nhận hơn 1,4 triệu ca nhiễm nCoV và hơn 86.000 người chết. Giới chức Mỹ đổ lỗi ngày càng nhiều cho Trung Q⛄uốc về đại dịch khởi phát từ Vũ Há🐻n vào tháng 12/2019. Trung Quốc nhiều lần phủ nhận các cáo buộc của Mỹ.
Giá trị của vaccine Covid-19 được nhấn mạnh khi Jerome Powell, người đứng đầu FED, ngày 13/5 cảnh báo phong tỏa lâu có thể gây ra thiệt hại kéo dài. Các nhà phân tích nhận định cảnh báo của Powell khiến thị trường chứng khoán Phố Wall chịu ảnh hưởng nặng và giá cổ phiếu trượt dài, bất chấp thống đốc FED nói kinh tế Mỹ sẽ hồi phục đáng kể sau khi đại dịch kết😼 thúc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cố gắng tái khởi độn✤g nền kinh tế lớn nhất thế gꦜiới, bất chấp cảnh báo từ các quan chức y tế, đặc biệt là chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu Anthony Fauci. Tiến sĩ Fauci cảnh báo việc mở cửa lại quá sớm nguy cơ gây ra đợt bùng phát không thể kiểm soát.
Tuy nhiên, Trump ngày 13/5 nói khuyến cáo thận trọng của Fauci là không thể chấp nhận được. "Tôi hoàn toàn không đồng ý với các quan điểm của ông ấy (Fauci)", Trump nói trong cuộc phỏng vấn với Fox Business.
Một số quốc gia có thể phải trả giá cho việc chuyển tình trạng quá nhanh. Hàn Quốc và Đức ghi nhận cụm dịch mới sau khi nới các lệnh hạn chế ngăn nCoV. Tuy nhiên, Nga thông báo nới lệnh hạn chế và cho p🍸hép phần lớn người lao động quay lại làm việc từ ngày 12/5, bất chấp số ca nhiễm cao thứ ba thế giới và 11 ngày liên tiếp g🌳hi nhận mức tăng trên 10.000.
Trong khi đó Trung Quốc lo ngại đợt bùng phát thứ hai. Thành phố Cát Lâm bị phong tỏa một phần và Vũ Hán quyết định xét nghiệm toàn bộ 11 triệu dân sau khi phát hiện các cụm dịch mớ𝕴i.
Nhiều quốc gia cố gắng mở cửa trở lại nền kinh tế do những dữ liệu kinh tế cho thấy đợt suy thoái tồi tệ nhất sau Đại Khủng hoảng những năm♉ 1930, bất✅ chấp chưa có vaccine chống Covid-19.
Liên minh châu Âu EU muốn cứu hàng triệu việc𒆙 làm ngành du lịch trong mùa hè năm nay, bằn🥂g cách dỡ phong tỏa biên giới và yêu cầu thực hiện các khuyến cáo ngăn lây lan nCoV như đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng.
Một số bãi biển tại Pháp mở cửa trở lại ngày 13/5, dân chúng có thể câu cá và bơi lội nhưng không được phơi nắng. Dân Anh được phép ra khỏi nhà tự do hơn trước tron♍g💦 lúc kinh tế nước này thu hẹp 2% trong tháng 1-3, mức cao nhất từ năm 2018.
Ca nhiễm nCoV tại những nơi khác đang tăng. Giới chức Argentina tಞheo dõi thận trọng tình hình ở Buenos Aires khi ca nhiễm tăng tại một trong những khu dân cư nghèo và đông nhất của thành phố. Khu dân cư có tên Villa 31 đã bị cắt nước trong 8 ngày liên tiếp. Brazil đã trở thành vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, song Tổng thống Jair Bolsonaro tiếp tục coi Covid-19 là "bệnh cúm vặt".
Chuyên gia y tế cảnh báo hậu qu🧸ả tàn khốc tiềm tàng khi virus xâm nhập các nước đang phát triển, nơi hệ thống y tế thiếu kinh phí và biện pháp cách ly không khả thi. Tại miền bắc Nigeria, các bệnh viện đóng cửa vì lo ngại virus lây lan. Binta M🎃ohammed, một công chức, nói chồng cô chết vì biến chứng tiểu đường khi 4 bệnh viện tư từ chối tiếp nhận vì sợ nCoV.
Tuy nhiên, thế giới vẫn chứng kiến những câu chuyện về hy vọng giữa đại dịch, trong đó có hai người trên 100 tuổi hồi phục sau khi nhiễm nCoV. Maria Branyas, 113 tuổi, chiến đấu với virus trong nhiều tuần tại một nhà dưỡng lão ở Tây Ban Nha, nơi nhiều người kh🤪ác qua đời sau khi nhiễm.
Tại Nga, Pelageya Poyarkova, 100 tuổi, cầm bó hồng đỏ sau khi hồi ph🌼ục và được ra viện ở Moskva. "Hóa ra đó là một cụ bà mạnh mẽ", quyền giám đốc bệnh viện Vsevolod Belousoꦜv nói.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)