Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động (mã CK: MWG) vừa công bố thông tin sẽ rót thêm 1.000 tỷ đồng tăng vốn cho chuỗi Bách hóa xanh - chuỗi cửa hàng thịt cá, rau quả đang triển khai song song với hai chuỗi điện máy và điện thoại di động. Việc tăng vốn dự kiến thực hiện trong quý I/2019, để phục vụ kế hoạcܫh phát triển và mở rộng kinh doanh.
Manh nha từ năm 2015 và triển khai cửa hàng đầu tiên từ 2016, Bách hóa xanh là mô hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị bán rau, thịt và cá với nguồn gốc rõ ràng, cùng các nhu yếu phẩm như mỳ gói và♚ đồ uống. Chuỗi cửa hàng thứ ba sau Thế Giới Di Động và Điện máy xanh được kỳ vọng sẽ trở thành động lực🔥 tăng trưởng mới từ 2019 đến 2020 trở đi, sau khi thị trường điện thoại và điện máy bước vào giai đoạn bão hòa.
Đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh mới, ban lãnh đạo Thế Giới Di Động tự tin vào "sức nóng" của thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và kinh nghiệm xây dụng, quản lý mô hình chuỗi đã có từ hai cái tên đi trước. Tuy nhiên, phân khúc mà Bách hóa xanh hướng tới được các chuyên gia phân tích đánh giá không phải ngành công nghiệp dễ dàn🦋g. Vòng đời sản phẩm ngắn hơn, chuỗi cung ứng phức tạp hơn, cùng nhiều điều kiện kinh doanh khác xa với chuỗi điện thoại hay điện máy là sự khác biệt🎃 mà Thế Giới Di Động gặp phải.
Ở những nước đi đầu tiên, Bách hóa xanh gặp không ít trở ngại. Báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán giai đoạn 2016-2017 liên tục chỉ ra sự không chắc chắn trong việc phát triển mô hình này tại TP HCM. Việc chọn địa điểm không phù hợp, cửa hàng thiếu sự chuẩn hóa, cùng phân khúc thị trường eo hẹp, nhiều cạnh tranh khiến hiệu suất hoạt động của Bách hóa xanh cách xa mục tiêu đề ra, hoạt động tổng thể thua lỗ trong khi mức doanh thu bình quân chỉ vꦓài trăm triệu đồng mỗi cửa hàng.
Từng tham vọng phát triển chuỗi bách hóa này lên 1.000 cửa hàng trong thời gian ngắn, nhưng sau đó Thế Giới Di♔ Động phải giảm mục tiêu còn một nửa để tập trung bán hàng và thay đổi chiến lược kinh doanh.
Bách hóa xanh thay vì len lỏi vào từng khu dân cư như kỳ vọng ban đầu, đã lựa chọn những vị trí đắc địa dọc các tuyến đường lớn. Đồng thời, Thế Giới Di động cũng thay đổi chiến lược kinh doanh theo hướng chuẩn hóa cửa hàng, mở rộng phạm vi hoạt động ra các tỉnh cách trung tâm thành ꩲphố 30-40 km (trước mắt là Bình Dương) nhằm thử nghiệm quy trình giao nhận hàng ngoại tỉnh của trung tâm phân phối. Song song với việc mở rộng là đóng cửa các cửa hàng theo mô hình cũ và hoạt động kém khả quan. Riêng trong năm 2018, có khoảng 100 cửa hàng Bách hóa xanh đã phải đóng cửa theo hai tiêu chí này.
Phải đến giữa năm 2018, sự chuyển biến mới xuất hiện khi cửa hàng đầu tiên của chuỗi này đạt doanh số trên 3 tỷ đồng và doanh số trung bình của chuỗi Bách hóa xanh bắt đầu đi lên. Tính chung cả năm, mô hình ♛bách hóa đem về cho Thế Giới Di Động gần 4.300 tỷ đồng với quy mô hơn 400 cửa hàng.
Tuy nhiên theo đánh giá của Công ty chứng khoán TP HCM (HSC), Bách hóa xanh đến tháng 12/2018 mới đạt điểm hòa vốn EBITDA (lợi nhuận trước khấu ♑hao, lãi vay và thuế) cho một cửa hàng với doanh thu 1,2 tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp 18%. Mô hình này vẫn còn khoảng cách tương đối tới điểm hòa vốn tổng thể, chưa kể các trungꦛ tâm phân phối cho hệ thống Bách hóa xanh có chi phí vận hành khoảng 2,5% tổng doanh thu.
Theo tính toán của HSC, chi phí bán hàng và quản lý của chuỗi Bách hóa xanh tính trên doanh thu giảm từ 33% năm 2017 xuống🀅 28,6% năm 2018. Nhưng kết quả này không xuất phát từ nỗ lực của 🏅công ty mà đến từ việc gia tăng doanh thu trong kỳ. Bản thân chiến lược đưa Bách hóa xanh ra các trục đường lớn khiến chi phí mặt bằng của chuỗi tăng khoảng 30%, ngoài ra chi phí nhân công cũng tăng 30% do phải tăng số lượng nhân viên cho mỗi cửa hàng.
"Thế Giới Di Động đã hoàn thành mục tiêu chứng minh tính khả thi của mô hình bách hóa, đồng thời hoàn thiện mô hình tiêu chuẩn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục thông qua thử nghiệm và sửa lỗi như lựa chọn vị trí cửa hàng, danh m꧂ục hàng hóa và hậu cần ở các tỉnh. Đây đơn giản là quy trình 🍨chung của mảng bán lẻ và không thể cắt bỏ bất kỳ giai đoạn nào", chuyên viên phân tích của HSC bình luận.
Minh Sơn