Con số này thậm chí còn lớn hơn trong khủng hoảng tài chính 200♉8, Howard Silverblatt - nhà phân tích tại S&P cho biết. Riêng Mỹ đã đóng góp 1.300 tỷ USD.
Hôm qua, Dow Jones mất hơn 260 điểm, tương đương 1,5%. Nhưng con số này vẫn còn khá hơn Anh, khi chỉ số FTSE 250 mất gần 7%. Bảng A🦂nh chốt phiên hôm qua lại xuống đáy 31 năm.
Julian Jessop – nhà phân tích tại Capital Economics cho rằng dù bất ổn đang tăng, "sẽ thật sai lầm nếu kết luận thế giới♑ đang tiến dần đến một cuộc khủng hoảng tài chính khác. Vì thực sự, đà giảm của bảng Anh so với USD còn thấp hơn dự báo".
Dĩ nhiên, người giàu thế giới cũng không thoát khỏi ảnh hưởng. Theo🅠 Bloomberg Billionaires Index, tài sản của 400 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 127 tỷ USD sau phiên thứ Sáu tuần trước. Và hôm qua, họ mất t🐷hêm 53 tỷ USD nữa.
"Đây là cú sốc toàn cầu, xét về mặt giá trị bằng tiền, lớn nhất từ năm 2008", David Beckworth - giáo sư tại Mercatus Center thuộc Đại học George Mason nhận xét, "Đây có thể là bước ngoặt đẩy toàn cầu vốn đang tăng trưởng chậm, vào m💫ột cuộc suy thoái mới♌".
Beckworth cũng cho rằng rủi ro từ quyết định của Anh "đang khiến lãi suất trái phiếu đua xuống đáy". Trái phiếu Chính phủ đ🔯ược coi là công cụ đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn. Khi người ta đổ xô mua trái phiếu, giá của nó sẽ tăng, đồng nghĩa lãi suất giảm. Con số này đang thấp kỷ lục tại nhiều nước trên thế giới.
Nhu cầu các tài sản an toàn khác, như yen, U🥃SD hay vàng cũng đang bùng nổ. Nhà đầu tư ồ ạt bán tài sản rủi ro do lo ꦿngại cú sốc Brexit ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Hà Thu (theo CNBC)