Không thể chờ đợi vô thời hạn cho tới khi giới khoa học lý giải mọi bí ẩn về Covid-19, các chính phủ đang thúc đẩy chính🍌 sách mở cửa được xây dựng dựa trên những hiểu biết chưa hoà♊n thiện về nCoV.
Với rất ít sự đồng thuận về cách cân bằng tốt nhất giữa sức khỏe cộng đồng với kinh tế - xã hội, các quốc gia tự tìm con đường riêng bằng cá💝ch chấp nhận đánh đổi giữa sinh kế và mạng người.
"Chúng ta đang ở giữa giai đoạn 'thử và sai' để tìm ra giải pháp tốt nhất cho một tình huống thực sự khó khăn", tiến sĩ Tom Inglesbury, giám đốc Trung tâm An ninh Sức khỏe tại Đại họ🙈c Johns Hopkins, cho hay.
Đợt mở cửa đầu tiên, chủ yếu là ở châu Á và châu Âu, đang cung cấp một mô hình về những gì có thể trở thà🌜nh quá trì🌊nh liên tục thử nghiệm và điều chỉnh.
Mỗi chính sách, như giãn cách ở trường học Đan Mạch hoặc đo thân nhiệt🌠 ở các nhà hàng Hong Kong, dù dựa trên kiến thức khoa học và tính𒉰 toán thiệt hơn, vẫn là một thử nghiệm xem liệu nó có hiệu quả, có đáng giá hoặc được mọi người chấp nhận hay không.
Quá trình thử nghiệm sẽ giúp tìm ra đáp án cho nhiều vấn đề, nhưng nhiều câu hỏi vẫn có thể chưa tìm ra lời giải trong suốt cuộc khủng hoảng được cho sẽ kéo dài một, hai năm này. Nó bao gồm cả câu hỏi có thể là khó nhất nhưng cấꦡp bách nhất: Điều gì đáng giá bằng một m🥀ạng sống được cứu?
Các quốc gia có rất ít✅ lựa chọn nhưng vẫn phải tính đến các vấn đề về mặt đạo đức khá đau đầu. Bao nhiêu mạng sống có thể bị đe dọa để cứu một nghìn người khỏi thất nghiệp, để những đứa🐈 trẻ không bị lỡ chương trình học hay để cứu vãn cảm giác về cuộc sống bình thường?
"Có rất nhiều nguyên tắc dựa trên sức khỏe cộng đồng và nhận thức chung để hướng dẫn chúng ta, nhưng không có lộ trình cụ thể cho tình huống nàyღ", tiến sĩ Inglesbury nhấn mạnh.
Chính sách của nhiều quốc gia đang được định hình một phần bằng cách🌜 tự tìm câu trả lời cho những lỗ hổng kiến thức về nCoV.
Chính phủ Lithuania tin rằng ở ngoài trời sẽ giúp hạn chế lây nhiễm nên đã cấm đường nhiều tuyến phố ở thủ đô để cho phép các nhà hàng và quán bar mở dịch vụ kinh doanh ngoài trời. Trong khi đó, Bangkok mở cửa công viên nhưng cấm hầu hết hoạt động đông người. Sydney mở cửa bãi biển cho người đꦍến tắm hoặc lướt sóng, nhưng cấm tắm nắng và giao tiếp với nhau.
Một số quốc gia mở cửa trường học, chấp nhận rủi ro được tính toán dựa ꦺtrên các dấu hiệu cho thấy trẻ em có thể an toàn trước nCoV, trong ꦿkhi sẵn sàng áp các hạn chế trong trường hợp ngược lại.
Đan Mạch đã mở cửa trường học cho trẻ nhỏ, đối tượng được cho có xu hướng ít gặp nguy hiểm hơn, nhưng có những hạn c♚hế về quy mô các lớp học.
Trong khi đó, Đức lại cho những học sinh lớn hơn quay trở lại trường bởi tin rằng chúng có thể thực hiện các quy định về 𓄧đeo khẩu trang và cách biệt cộng đồng tốt hơn trẻ nhỏ.
Ngoài ra, hành vi và ý thức của người dân cũng là một ẩn số khi mở cửa trở lại. Chính phủ Hàn Quốc chọn đánh cược vào sự ꩲtự nguyện tuân thủ hàng loạt quy định về giao tiếp xã h💖ội hàng ngày, như cúi đầu thay vì ôm nhau để chia buồn tại các đám tang.
Tuy nhiên🤡, Seoul cũng đưa ra các biện pháp xử phạt vꩵà hệ thống giám sát để đảm bảo việc cách ly bắt buộc đối với những người được cho từng tiếp xúc với ca nhiễm nCoV.
Tại Mỹ, bang California sẽ cho phép một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ curbside pickup (khách hàng đặt hàng qua mạng sau đó tới✃ cửa hàng nhận đồ), nhằm tránh tình trạng thiếu nhân viên và đảm bảo nối lại hoạt động kinh doanh nhưng không làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Trong khi đó, bang Georgia đã dỡ bỏ hạn chế với các doanh nghiệp, nhưng khách hàng lại c♐hưa sẵn sàng quay lại.
Ezekiel J. Emanuel, trưởng khoa Chính sách Y tế và Đạo đức Y khoa tại Đại học Pennsylvania, cho rằng bất kỳ biện pháp mở cửa nào đều nhằm cân bằng ba yếu tố: giữ tỷ lệ nhiễm thấp để ngăn dịch vụ y tế bị quá tải, giữ tỷ lệ tử von🌺g thấp và kiểm soát gánh nặng về kinh tế - xã hội.
"Tìm ra sự câ✃n bằng đó là vấn đề chính, nhưng nó thực sự rất khó", tiến sĩ Emanuel khẳng định.
Giới chuyên gia nhận định cách duy nhất để biết chắc chắn một chính sách có đáng giá hay không là thử và xem nó hoạt động như thế nào. Mỗi bước đi trong quá trình tái mở cửa là đều là thử nghiệm và cả xã hội chính là "chuột bạch". Rất ít người cho rằng quá tr🌌ình này không có những sai lầm.
"Tôi nghĩ chúng ta dường như không thể đạt được sự cân bằng chính xác ngay 🉐từ đầu, bởi đây là lần đầu tiên chúng ta làm điều đó", tiến sĩ Inglesbury nói.
Thực tế, số ca nhiễm mới ở Đức đang tăng trở🐟 lại, nhưng đủ ít để cho phép nước này tiếp tục quá trình mở cửa một cách thận trọng của mình. Nhưng Ấn Độ lại đang chứng kiến số ca nhiễm tăng mạnಌh sau khi nới hạn chế, làm dấy lên khả năng đất nước phải phong tỏa trở lại, giống như nhiều thành phố Trung Quốc từng làm.
Những thử nghiệmᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ thất bại có thể mang tới những bài họꦰc đắt giá, nhưng về lý thuyết, mỗi lần mở cửa sau sẽ an toàn hơn lần trước.
Nhưng theo Max Fisher, biên tập viên NYTimes, ngay cả khi thế giới có thể tính toán được một chính sách nào đó sẽ tác động tới Covid-19 và phúc lợi xã hội ra sao, vẫn không có một công thức nào để cân bằng hai yếu tố đó. Điều này buộc các lãnh đạo thế giới ph🐻ải đối đầu với câu hỏi rằng: Xã hội có thể hy sinh bao nhiêu để cứu một mạng người? Hay nói một cách khác là liệu có bao nhiêu người sẵn sàng mất việc để cứu một người? Hoặc có bao nhiêu người phải chấp nhận chết để một cộng đồng đưa nhà máy trở lại hoạt động?
"Một tron💟g những vấn đề mới ở đây là sự đánh đổi giữa tương lai lâu dài của nhiều người", tiến sĩ Emanuel nói và thêm rằng không có công thức hay đáp án nào dễ dàng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hơn ai hết là người phải đứng trước sự lựa chọn đầy khó khăn trong bài toán kinh tế và mạng người. Ông thuộc số ít lãnh đạo thúc đẩy mở cửa kinꩵh tế trong khi số ca nhiễm vẫn gia tăng ở nhiều khu vực tại Mỹ. Nhiều chuyên gꩲia cảnh báo động thái này có thể dẫn tới những thiệt hại về kinh tế nặng nề hơn.
Mỗi con đường mở cửa đất nước đều tiềm ẩn những cơ hội và rủi ro. Tiến sĩ Inglesbury nhấn mạnh "sẽ thật khó để tìm thấy sự cân bằng" khi tìm kiếm các con đường để đưa thế giới mở cửa trở lại giữa đại dị🌠ch Covid-19.
Thanh Tâm (Theo NYTimes)