Con số này cũng kéo tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu lênᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ 322%, vượt đỉnh cũ năm 2016. Nợ toàn cầu gồm nợ hộ gia đình, chính phủ và doanh nghiệp.
Hơn một nửa khối nợ thuộc về các nước phát triển, như Mỹ hay châu Âu. Tổng🃏 nợ trên GDP của nhóm này là 383%. Các nước như New Zealand, Thụy Sĩ và Na Uy cũng có nợ hộ gia đình tăng cao. Trong khi đó, nợ chí▨nh phủ trên GDP của Mỹ và Australia đều đang ở mức kỷ lục.
Tại các nước mới nổi, mức nợ thấp hơn, tổng cộng chỉ vào khoảng 72.000 tỷ USD. Tuy nhiên, IIF cho biết con số này đang tăng nh🍰anh vài năm gần đây.
Ví dụ, nợ trên GDP của Trung Quốc đang tiệm cận 310% - cao nhất trong nh🧸óm nước đang phát triển. Nhà đầu tư từ lâu đang lo ngại về tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tại quốc gia này.
Mức nợ khổng lồ là rủi ro với kinh tế toàn cầu, đặc biệt khi IIF dự báo con số năm nay còn tăng lên. "Vì lãi suất🔯 thấp và chính sách nới lỏn📖g tài khóa, chúng tôi ước tính tổng nợ toàn cầu sẽ vượt 257.000 tỷ USD trong quý I năm nay", IIF cho biết.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã 3 lần hạ lãi suất năm ngoái. Lãi 🐼suất tham chiếu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hiện cũng ở mức thấp kỷ lục từ sau khủng hoảng tài chính.
Bất chấp điều kiện đi vay thuận lợi, rủi ro tái cấp vốn vẫn còn lớn. Năm nay, hơn 19.000 tỷ USD khoản vay hợp vốn (syndicated loan) và trái phiếu sẽ đáo hạn. Khả năng tất cả số này được hoàn trả hoặc tái cấp vốn làꦿ rất khó.
Báo cáo cũng nêu ra một vấn đề khác, là nhu cầu tài chính cho các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu. Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDR) của Liên hợp Quốc cần 42.000 tỷ USD tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, "các nước có năng lực đi vay hạn chế sẽ gặp nhiều thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính để phát triển", IIF k🥂ết luận.
Hà Thu (theo CNN)