Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo số người cần hóa trị do ung thư sẽ tăng đều trong n🐻hững thập kỷ tới. Nếu tình trạng nà💃y không được can thiệp, nhân loại sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng các bác sĩ hóa trị.
Trên Lancet, các nhà khoa học Australia tính t🌊oán rằng số bệnh nhân cần hóa trị do ung thư sẽ tăng từ 9,8 triệu năm 2018 lên 15 triệu năm 2040, trong đó hai phần ba đến từ các nước thu nhập thấp và trung bình. Để đáp ứng nhu cầu này, số bác sĩ hóa trị sẽ phải tăng từ 65.000 năm 2018 lên 100.000 năm 2040.
"Gánh nặng ung thư toàn cầu là mộ𒁃t trong những khủng hoảng y tế chủ chốt", Brooke Wilson, nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wal꧋es, đứng đầu nhóm tác giả trên cho biết. "Cần đưa ra những chiến lược khẩn cấp để trang bị cho lực lượng y toàn cầu, đảm bảo điều trị an toàn cho các bệnh nhân hiện tại và tương lai".
Theo tính toán của bà Wilson cùng đồng nghiệp, hơn ဣ50% bệnh nhân ung thư năm 2040 đến từ châu Á. Các dạng ung thư phổ biến nhất được dự đoán là ung thư phổi, u🉐ng thư vú và ung thư đại trực tràng.
Tiến sĩ William Nelson, giám ♏đốc Trung tâm Ung thư Sidney Kimmel thuộc Đại học Johns Hop𒀰kins (Mỹ) nhận định nghiên cứu của các nhà khoa học Australia còn một số hạn chế nhưng cho thấy nhân loại cần hành động ngay. Theo ông, một trong những giải pháp chính là bác sĩ hóa trị chia sẻ kiến thức với đội, nhóm. Bên cạnh đó, đến năm 2040, phương pháp điều trị ung thư nhiều khả năng sẽ thay đổi.
"Hóa trị ngày nay được thực hiện nhiề꧙u qua phươ🔯ng pháp truyền dịch. Một số loại thuốc dạng viên cũng có thể hiệu quả tương đương mà ít tác dụng phụ hơn", tiến sĩ Nelson nói.
Minh Nguyên (Theo Reuters)