Kể từ buổi trưa ngày 20/1/2017, khi Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, người dân trên toàn cầu đã thường xuyên phải sống với tâm lý cảnh giác cao độ trước nhữℱng điều bất ngờ mà người đàn ông quyền lực nhất thế giới sẽ tung ra.
Chỉ trong vài tháng, Trump dường như đã đe dọa chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên. 💖Trong một dòng tweet nhắm trực tiếp tới lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông khoe rằng "tôi cũng có Nút bấm Hạt nhân, nhưng nó to hơn và mạnh hơn nhiều so với của ông ấy, và nút bấm của tôi hoạt động tốt!". Câu hỏi liệu nước Mỹ, và phần còn lại của thế giới, có thể tồn tại sau 4 năm nhiệm kỳ của Trump không, đôi lúc lại nảy lên trong tâm trí không ít người.
11 phút trước buổi trưa ngày 20/1, Joe Biden đọc câu tuyên thệ biến một công dâ✃n bình thường trở thành người lãnh đạo chính phủ, đứng đầu quốc gia và biểu tượng của nước cộng hòa.
Khi Biden nói câu "Xin Chúa giúp đỡ", bàn tay đặt trên Kinh thánh, kết thúc lời tuy꧒ên thệ, có lẽ cũng là lúc những hồi hộp, lo âu được trút bỏ khỏi vai hàng triệu người dân Mỹ và cả hàng triệu người khác trên toàn thế giới, bất kỳ ai đã phải trải qua những căng thẳng dưới thời đại Trump.
Các kênh truyền hình chiếu cảnh một phụ tá quân sự mang "quả bóng" hạt nꦑhân, chiếc vali chứa mật mã để kích hoạt kho vũ khí nguওyên tử Mỹ, đến trao cho Biden. Một lần nữa, thế giới lại thở phào.
Về mặt kỹ thuật, lời tuyên thệ đã diễn ra sớm. Theo Hiến pháp Mỹ, quyền lực tổng thống chỉ hoàn toàn nằm trong tay Biden sau 12h trưa và ngay cả những phút cuối cùng còn lại cũng gây ra nhiều lo lắng. "Phew" là dòng tweet của một bình luận viên nổi tiếng khi giâ🐽♓y phút trọng đại qua đi.
Nhưng nhẹ nhõm không phải cảm xúc duy nhất được thể hiện trong buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Biden, giữa một Washington DC trống vắng đến kỳ lạ, trước một công viên quốc gia National Mall cắm đầy c♔ờ thay vì tràn ngập người như mọi năm, do đại dịch Covid-19 và nỗi lo an ninh bắt nguồn từ cuộc bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1. Niềm hân hoan, vui sướng được thể hiện rõ nét trên khuôn mặt Phó tổng thống Kamal𝓡a Harris khi bà tuyên thệ. Bà là người phụ nữ đầu tiên, người da màu đầu tiên giành được vị trí cao thứ hai trong chính quyền Mỹ.
Những gì từng có vẻ như là nghi lễ và thông lệ lại mang đến cảm xúc dạt dào. Hình ảnh Phó tổng thống Mike Pence trêꦉn sân khấu buổi lễ gây xôn xao một cách kỳ lạ. Do Tổng thống Trump đã từ chối dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm, việc Pence cùng những đảng viên Cộng hòa khác xuất hiện là dấu hiệu cho thấy sự chấp thuận đối với tính hợp pháp của quá trình dân chủ.
Sự hiện diện của các cựu tổng thống Bill Clinton, Georg🥂e W. Bush, Barack Obama cho thấy nền dân chủ Mỹ vẫn đảm bảo tính toàn vẹn, dù thiếu vắng mắt xích gần nhất.
Thông điệp đó được chính Tổng thống Biden truyền đi hùng hồn hơn cả. Bài phát biểu nhậm chức của ông không "đao to búa lớn" nhưng nó hoàn toàn phù hợp với thời điểm.ไ Nó giống như chính con người ông: Nhân hậu, tử tế, tận tâm. Ông dành phút mặc niệm tưởng nhớ những người đã mất vì đại dịch, một hành động thừa nhận đơn giản nhưng người tiền nhiệm của ông không làm được. Ông liệt kê những thách thức mà đất nước sẽ phải đối mặt, từ virus, nỗ lực đ💟ấu tranh cho sự thật đến cuộc khủng hoảng khí hậu, kêu gọi người dân Mỹ ít nhất hãy lắng nghe và đoàn kết với nhau.
"Chúng ta phải chấm dứt cuộc nội chꦓi𓆉ến này", Biden nhấn mạnh.
Nhìn🤪 vào tân Tổng thống Biden, rắn rỏi và dày dạn, cảm giác mọi thứ sẽ trở lại bình thường bỗng dâng lên tự nhiên. Và khi một phụ nữ da màu khác, Amanda Gorman, khép lại buổi lễ bằng bài thơ mang đến niềm thích thú, bạn có thể thoáng nhìn thấy một vùng đất mà 4 năm qua hầu như không thể nhìn thấy: Nước Mỹ mà phần còn lại của thế giới có thể thán phục thêm lần nữa, bình luận viên Jonathan Freedland từ Guardian nhận xét.
Vũ Hoàng (Theo Guardian)