Tổng số tiền tài trợ nghiên cứu nói trên do Chương trình Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS và tổ chức AVAC ước tính, thời gian từ năm 2000 đến 2021, theo NBC News ngày 6/3. Nh💙ư vậy, trung bình mỗi năm thế giới chi khoảng 800 triệu USD để nghiên cứu vaccine này♎ nhưng chưa có kết quả.
Theo các chuyên gia, HIV là mầm bệnh phức tạp nhất từng được phát hiện. Virus biến đổi liên tục khiến nghiên cứu khó khăn, vaccine thử nghiệm chỉ thúc đẩy hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể trung hòa, không thúc đẩy phản ứng chống mầm bệnh dựa trên tế bào miễn dịch. Trong khi đó, vaccine giꦬúp cơ thể tấn công HIV theo nhiều cách và có thể vô hiệu hóa mọi loại biến thể.
Yêu cầu này dựa trên một nghiên cứu về tỷ lệ nhỏ người dân có kháng thể mạnh chống lại virus. Tuy nhiên, loại kháng thể này chỉ xuất hiện t💜rong cơ thể những người đã nhiễm HIV nhiều năm và phải điều trị bằng thuốc kháng virus. Chủng HIV giúp tạo ra kháng thể trung hòa mạnh chỉ là một nhóm nhỏ trong số tất cả chủng virus đang lưu hành. Tức là, các nhà nghiên cứu không thể đơn giản chỉ sử dụng mầm bệnh đó để tạo kháng thể và mong đợi hiệu quả.
William Schief, người đứng đầu các nỗ lực phát triển HIV của Moderna, cho biết: "Toàn giới nghiên cứu đã nhận được bài học từ quá khứ về cáꦡc phương án không hiệu quả".
Dù tốn kém và thất bại nhiều lần, thế giới chưa từ bỏ vaccine. Nhiều tiến b♕ộ gần đây như công nghệ mRNA, mô hình động vật nhiễm tốt hơn, công nghệ hình ảnh... đã giúp cải thiện độ chính xác trong thiết kế, sản xuất và thúc đẩy phản ứng miễn dịch từ vaccine chống lại mầm bệnh.
Vài thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu ở người về các thành phần của mũi tiêm ngừa đang được tiến hành. Ba thử nghiệm đầu tiên trên người dựa trên mRNA và các thành phần tương tự đã bắt đầu từ năm 2022. Trong đó, một đã có bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Science ngày 1/3, ph🦹ân tích về các triệu chứng nổi mề đay, ngứa và nổi mẩn từ nhẹ đến trung bình sau khi chủng ngừa vaccine thử nghiệm, tỷ lệ mắc 7-18%.
Bên cạnh đó, có hai nghiên cứu về HIV khả quan được thông ♌tin tại một hội thảo ngày 4/3. Một phát hiện ra việc sửa đổi vaccine tiê𒁏m trên khỉ đã thúc đẩy sản xuất kháng thể trung hòa. Một nghiên cứu khác cho thấy tiềm năng khi kích thích các tế bào B của hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể mạnh ở người.
"Những thử nghiệm này cho thấy chúng ta có thể huấn luyện hệ thống miễn dịch", Karlijn van der Straten, nghiên cứu sinh tại Trung tâm Y tế học thuật tại Đại học Amsterdaꦍm, trình bày nghiên cứu 🙈cho biết.
Tiến sĩ Nina Russel, chỉ đạo nghiên cứu HIV tại Quỹ Bill & Mel🐼inda Gates, cho rằng vẫn cần duy trì nguồn tài trợ cho phát triển vaccine. Bà cho biết lĩnh vực này đã tiến bộ, khoa học về mũi tiêm ngừa HIV tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới, khoa học của các bệnh truyền nhiễm khác, sức khỏe toàn cầu nói chung. Ví dụ điển hình là vaccine Covid, nhờ nghiên cứu về HIV, công nghệ mRNA đã sẵn sàng vào năm 2020 để đẩy nhanh tốc độ đưa vaccine ra thị trường.
Đại diện tổ chức IAVI, đang tài trợ nghiên cứu vaccine HIV, cho biết thử nghiệm đầu tiên kiểm tra hiệu quả vaccine có thể phải diễn ra năm 2030 hoặc muộn hơn. Tuy nhiên, người này cho rằng lĩnh vực phát triển vaccine HIV hiện vẫn có lợi thế.
HIV hiện là vấn đề sức khỏe lớn trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tháng 7/2023 thống kê virus gây ra khoảng hơn 40 triệu ca tử vong, lây truyền liên tục ở mọi quốc gia. Bệnh do HIV gây ra không có thuốc điều trị, các phương pháp kéo dài sự sống không giúp ngăn lây nhiễm, vì vậy vaccine là phương pháp duy nhất để loại trừ mầm bệnh.
Chi Lê (Theo NBC News, Science)