Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm 2/7 cho biết tình hình ở Hon🥀g Kong "rất đáng lo ngại" và chính phủ của ông "rất tích cực" xem xét các đề xuất để chào đón cư dân Hong Kong.
Khi được hỏi liệu Australia có thể🦹 đề nghị tạo "vùng an toàn" vꦇới người Hong Kong hay không, Morrison trả lời "có". Ông nói thêm các biện pháp sẽ sớm được nội các của ông cân nhắc, ám chỉ thêm chúng có khả năng được phê chuẩn rất cao.
"Chúng tôi cho rằng đó là điều quan trọng và rất phù hợp", Morrison cho ♌😼biết.
Tuyên bố của Australia được đưa ra một ngày sau khi Anh tuyên bố cho ph🃏ép những người sở hữu hộ chiếu hải ngoại Anh và gia đình của họ được chuyển tới nước này để sống, làm việc và cuối cùng là nộp đơn xin nhập tịch.
Hộ chiếu hải ngoại Anh l▨à trạng thái được luật Anh quy định từ năm 1987, cấp cho cư dân Hong Kong sinh trước thời điểm Anh bàn giao thành phố cho Bắc Kinh ngày 1/7/1997. Người mang hộ chiếu này có thể được Anh hỗ trợ🐷 lãnh sự nhưng không được hưởng quốc tịch Anh, cũng như không có quyền sống và làm việc lâu dài tại Anh.
Luật an ninh Hong Kong được thông qua ngày 30/6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồ🧜m ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm an ninh. Nhiều quốc gia lo ngại luật này sẽ làm suy yếu chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cam kết cho đặc khu Hong Kong mức độ tự trị cao.
Đại sứ quán Trung Quốc tại❀ Canberra hôm 2/7 bác bỏ những chỉ trích về luật an ninh Hong Kong, ra tuyên bố đề nghị Australia "ngừng can thiệp vấn đề Hong Kong và các vấn đề nội bộ của Trung Quốc".
Họ cho biết "vô cùng lấy làm tiếc" đối với phản ứng của Australia về đạo luật sau khi Ngoại trưởng Marise Payne "bày tỏ qu🔜an ngại sâu sắc" một ngày trước đó.
Động thái của Australia có thể làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn ༺đang căng thẳng với Trung Quốc, đặc biệt sau khi C꧒anberra cáo buộc Bắc Kinh đang cố can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này cũng như kêu gọi điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc Covid-19.
Ngọc Ánh (Theo AFP)