Giới chức thành phố Mandalay cho biết lệnh th🌳iết quân luật s𒀰ẽ được áp dụng với 7 khu vực từ ngày 8/2, trong đó cấm người dân biểu tình hoặc tụ tập quá đông người, đồng thời yêu cầu người dân không ra đường từ 20h hôm trước đến 4h sáng hôm sau.
"Lệnh thiết quân luật sẽ được༒ duy trì đến khi có thông báo tiếp theo. Một số người đang hành động theo những cách đáng lo, đe dọa an toàn của công chúng và lực lượng hành pháp. Những hành vi đó có thể gây ảnh hưởng đến ổn định và an ninh, cũng như dẫn tới tình trạng bạo loạn", thông cáo๊ của chính quyền thành phố có đoạn viết.
Biện pháp tương tự cũng được áp dụ𒆙ng tại vùng Ayeyarwaddy ở phía nam.
Hàng nghìn người dân Mynamar hôm nay tiếp tục xuống đường phản đối cuộc đảo chí♉nh, yêu cầu trả tự do cho Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức chính phủ. Biểu tình quy mô lớn ở Myanmar đã bước sang ngày thứ ba liên tiếp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cảnh sát nước này đã lần đầu tiên phải sử dụng vòi rồng để giải tán người biểu tình ở thủ đô Naypyidaw.
Quân𓄧 đội Myanmar từng cảnh báo dân chúng khô🍷ng đăng những "tin đồn trên mạng xã hội" có thể kích động "bạo loạn và gây bất ổn", sau khi người dân nước này liên tục thể hiện quan điểm phản đối cuộc đảo chính trên mạng.
Cuộc đảo chính hôm 1/2 diễn ra vài giờ t🔯rước cuộc họp đầu tiên của quốc hội mới Myanmar kể từ sau cuộc bầu cử tháng 11/2020, trong đó đảng Liên minh Quốc gia vì Dân ch🦹ủ Myanmar (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Tuy nhiên, quân đội Myanmar cáo buộc đã xảy ra gian lận bầu cử, buộc họ phải quyết định "hành động theo luật pháp" và điều hành đất nước dưới tình trạng khẩn cấp một năm.
Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và EU đã lên án cuộc đảo chính, kêu♛ gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự. Trung Quốc trong khi đó kêu gọi cộng đồng quốc tế không "làm trầm trọng t🐬hêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình Myanmar".
Vũ Anh (Theo Reuters)