"Dù chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong đến nay chưa cần đề nghị can thiệp từ quân đồn trú Trung Quốc, điều đó không có nghĩa họ sẽ không làm vậy khi hoàn cảnh bắt buộc", bài xã luận đăng ngày 30/8 trên People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Q𝔉uốc, có đoạn viết.
Bài xã luận trên bản tiếng Anh của Pe🅘oples' Daily cho rằng nếu tình hình diễn biến xấu với bạo lực và bất ổn có nguy🎃 cơ vượt tầm kiểm soát dưới sự dàn xếp của "những kẻ gây rắc rối có tư tưởng ly khai", lực lượng đồn trú ở Hong Kong sẽ "không có lý do gì để khoanh tay ngồi yên".
"😼Lực lượng đồn trú ở Hong Kong không chỉ đơn thuần là một biểu tượng chủ quyền của Trung Quốc đối với thành phố", báo đảng Trun൲g Quốc viết.
Bài xã luận được đăng chỉ một ngày sau khi quân đội Trung Quốc hoàn thành đợt triển khai luân phiên binh sĩ lầ❀n thứ 22 đối với lực lượng đồn trú ở Hong Kong trong đêm 28/8.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng từng đề cập đến điều 14 của luật đồn 𒉰trú khi được báo giới hỏi về việc liệu quân đội nước này có thể tham gia việc d🙈uy trì trật tự ở Hong Kong hay không.
Theo điều 14, chínꦑh quyền Hong Kong ಌcó thể yêu cầu lực lượng đồn trú ở đặc khu hỗ trợ để duy trì trật tự công cộng hoặc cứu trợ thảm họa. Khi yêu cầu của chính quyền Hong Kong được chấp thuận, lực lượng đồn trú tại đặc khu sẽ điều binh sĩ đến thực hiện nhiệm vụ, sau đó lập tức trở về nơi đóng quân.
Hong Kong trải qua khủng hoảng nghiêm trọng suốt hơn hai tháng qua do các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, trong đó cho phép Hong Kong đưa nghi phạm tới những quốc gia và vùng lãnh thổ chưa ký hiệp ước dẫn độ, bao gồm Trung Quốc đại lục. Chính quyền Hong Kong cho biết đã ngừng đề xuất dự luật, nhưng từ chối hủy bỏ hoàn toàn, khiến người biểu tình nổi giận và tiếp tục xuống đường tuần hành vào mỗi cuối tuần đꦯể đưa ra các yêu sách.
Cảnh sát Hong Kong hôm 26/8 lần đầu sử dụng vò🐎i rồng để giải tán những người biểu tình sau các cuộc đụng độ khiến hơn 20 cảnh sát bị thương và hàng chục người biểu tình bị bắt.
Nguyễn Hoàng (Theo Reuters)