🦂 "Việc Trung Quốc gần đây leo thang những nỗ lực nhằm đe dọa các nước khác không phát triển nguồn tài nguyên ở Biển Đông là rất đáng lo ngại", cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton viết trên Twitter ngày 20/8.
Quan chức này khẳng định W🔥ashington kiên q🐼uyết sát cánh với các nước chống lại "hành vi cưỡng chế và chiến thuật bắt nạt, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực".
Tuyên bố của ông Bolton được đưa ra trong bối cảnh tình hình ở Biển Đông trở nên căng thẳng sau khi nhóm tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trungཧ Quốc liên tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 16/8 khẳng định nhóm tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động trong vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được🧸 xác định theo các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Q🍰uốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng và yêu cầu nước này rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Hồi đầu tháng, hai tàu khảo sát khác của Trung Quốc cũng tiến vào EEZ của༒ Philippines, khiến Bộ Ngoại giao nước 💞này tuyên bố gửi công hàm phản đối.
Trong cuộ🔴c họp báo tại Hà Nội hôm 18/8, Tư lệnh Không quân Mỹ Charles Brown khẳng định hành động của Trung♍ Quốc ở Biển Đông đang đi ngược lại mục tiêu của Mỹ là đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do. Ông cho rằng trong một số trường hợp, hành động của Trung Quốc gây ảnh hưởng đến chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế của các nước ở ven Biển Đông.
Ánh Ngọc (Theo AFP)