Theo Guardian, chính giữa Trung tâm triển lãm quy hoạch Bắc Kinh - toà nhà lớn màu xám nằm ở góc của Quảng trường Thiên An Môn, trưng bày mô hình thu nhỏ của thành🔴 phố với vô vàn những ngôi nhà nhỏ thấp tầng xây bao quanh khoảng sân hẹp, cùng với hàng mớ bòng bong những toà tháp chen vai thích cánh, trải rộng tầng tầng lớp lớp ra mọi hướng theo vòng tròn đồng tâm.
Mặc dù vậy, mô hình này vẫn không thể phản ánh được tốc độ phát triển không ngừng của thủ đô Trung Quốc, với dân số 22 triệu người, một đại đô thị đang xây dựng thêm đường vành đai thứ 7 bao 📖quanh ꦓthành phố có chu vi lên tới 1.000 km.
Nhưng nhìn toàn cảnh, mô hình quy hoạch thành phố cho thấy một nguyên tắc bất di 💞bất dịch làm nền tảng cho sự mở rộng miên man của Bắc Kinh: sự lặp đi lặp lại của các đường trục vuông góc, các khối nhà vuông như ô bàn cờ, các ngôi nhà kiểu tứ hợp viện với khoảng sân có tường bao quanh đối xứng, hiển hiện rõ trong mô hình thu nhỏ rối rắm phức tạp này.
Điều này chỉ ra một thực tế là siêu đô thị đang phát triển này vốn là một sản phẩm quy hoạch đô thị có cấu trúc nghiêm ngặt xuất hiện sớmᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ nhất trong lịch sử nhân loại.
Lịch sử
Điều đầu tiên khiến người xem chú ý là đường trục Bắc-Nam thẳng tắp chạy dài hơn 20 km, cắt ngang thành phố, giống như một vết nứt kiến tạo địa lý tách đôi đô thị đến tận hạt nhân trung tâm là Tử Cấm Thành, một tổ hợp nguy nga lộng lẫy .
Được bao quanh bằng những bức tường đỏ thắm, Tử Cấm Thành rộng hơn 700.000 m2, xuất hiện như vòng tròn trung tâm, rồi đến lớp lớp kế tiếp những vòng tròn đồng tâm tạo nên bởi những tứ hợp viện, một kiểu d🃏inh thự gồm các khối nhà bao quanh một khoảnh sân trong. Kiểu cấu trúc này dư🍸ờng như là bố cục chung của toàn bộ thành phố, áp dụng cho từng khối nhà kiểu ô bàn cờ, đến từng đường phố, từng ngôi nhà.
Kiến trúc này không phải ngẫu nhiên mà có, Bắc Kinh đã được hình thành dựa trên sơ đồ được bố trí cân đối hài🃏 hòa của một xã hội có tổ chức, vốn được thiết kế để ràng buộc người dân với nhau trong gạch và vữa, nằm dưới sự cai trị tối cao của hoàng đế. Nó đã trở thành một biểu hiện của thứ quyền lực tuyệt đối mà không thấy xuấ♔t hiện ở bất cứ thành phố nào khác trên thế giới.
Thành phố Bắc Kinh hiện nay được thành lập cách đây hơn 3.000 năm, vốn là đô thị cổ của nước Yên, rồi trở thành kinh đô của tr🌱iều đại nhà Minh (1368-1644), khi hoàng đế Vĩnh Lạc quyết định dời đô về đây từ 🍸Nam Kinh.
Hoàng đế Vĩnh Lạc, hay còn gọi là Minh Thành Tổ Chu Đệ, sau khi xâm lược Việt Nam năm 1407 đã bắt giữ toàn bộ triều đình nhà Hồ sang Trung Quốc, đồng thời lùng bắt nhiều thanh niên ưu tú sang làm thái giám, trong đó có Ngꦆuyễn An.
Theo "Minh Sử", Nguyễn An (1381 - 1453) người vùng Hà Đông (Hà Nội, Việt Nam ngày nay) là người có công lớn trong việc xây dựng Tử Cấm Thành. Ông được hoàng đế Vĩnh Lạc giao trọng trách làm tổng công trình sư xây dựng Tử Cấm Thành, cùng với thái giám Trịnh Hòa người Trung Quốc, theo Ifeng.
Khi xác định bố cục nền tảng của kinh đô mới, nhà Minh đã đặt ra chuẩn mực phù hợp đầy sức thuyết phục, dựa trên những lời dạy của Khảo Công Kỷ (phiê𒅌n âm từ Kaogong Ji - tạm dịch là Các quy định xây dựng), một văn bản cổ lưu truyền từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nằm trong bộ Chu lễ (hay còn gọi là Chu quan hoặc Chu quan kinh) - một trong tam lễ được liệt vào hàng kinh điển của Nho giáo, nói về chế độ chính trị và chức trách của bách quan, tươnꦉg truyền do Chu Công chế định.
"Đó là phương tiện để hợp pháp hóa quyền cai trị của hoàng đế,"🐎 Toby Lincoln, giảng viên về lịch sử đô t🍃hị Trung Quốc tại Đại học Leicester nhận định. "Bằng cách áp dụng một cách triệt để các quy tắc xây dựng đô thị cổ của tổ tiên, kinh đô mới của nhà Minh sử dụng phương pháp số hoá thần học và nghi lễ cổ để thể hiện sức mạnh của giai cấp thống trị trong một không gian vật lý."
Là một trong những văn bản tài liệu cổ xưa nhất của hướng dẫn quy hoạch đô thị trên th🌃ế giới, các quy tắc xây dựng trong Khảo Công Kỷ bao gồm tất cả mọi thứ từ làm thế nào để xác định đúng hướng Bắc-Nam khi dựng nền móng cho một thành thị mới (gắn chặt một cây cọc xuống đất và quan sát cái bóng của nó), để áp đặt phương hướng cụ thể cho từng địa phương, từng vùng lãnh thổ và và ngay ♊cả kinh đô của quốc gia.
Kinh thành được xây dựng theo 𓆏chuẩn của Khảo Công Kỷ phải có hình vuông mỗi cạnh 9 dặm (đơn vị đo lường cổ, tương𒁏 đương 500 mét), và "mỗi cạnh có ba cổng". Bên trong toà thành hình vuông phải có "chín con đường chạy theo hướng trục bắc-nam và chín con đường chạy theo hướng trục đông-tây, độ rộng của đường có thể cho phép chín chiếc xe dàn hàng ngang." Nguyên tắc này có lẽ đã thiết lập nên tiền lệ cho quy mô khổng lồ của đường cao tốc hiện đại ngày nay ở Bắc Kinh.
Những quy định ngặt nghèo từ thời cổ đại này vốn không nhằm đến việc quản lý lưu lượng xe cộ tham gia giao ꧙thông mà chủ yếu để thể hiện quyền lực của kinh thành෴ như một đại diện trực tiếp của vũ trụ - với hoàng đế (hay còn được gọi là Thiên tử) ở ngay tại trung tâm của mô hình vũ trụ thu nhỏ này.
Theo đó, kinh thành lý tưởng phải có hình dạng của một hình vuông hoàn hảo (hình dạng được coi là của T💙rái Đất thời đó), với những con đường trục chính chia nó ra thành 9 phần bằng nhau, đại diện cho 9 ꦫtỉnh của vương quốc.
Ba cửa trên mỗi bức tường thành phố đại diện cho ba yếu tố của vũ trụ - trời, đất và con người - tổng số cửa chính bằng 12 tháng trong năm. Nằm ở trung tâm của thành phố sẽ là nơi cư trú của hoàng đế, trung tâm của vũ trụ, ngườiꦛ nắm giữ quyền lực tối cao kiểm soát cả kinh thành, cả đất nước và rộng hơn n🌌ữa, tất cả mọi sinh linh trong vũ trụ.
Khi Marco Polo đến Bắc Kinh vào t🥀hế kỷ 13, trước cả khi nhà Minh nắm vững quyền kiểm soát đất nước và bắt đầu thực thi việc tu bổ hoàn thiện kinh thành, ông đã choáng ngợp trước vẻ tráng lệ của thành phố khi mô tả về nó "quá rộng lớn, quá giàu có, quá lộng lẫy, và không thể có người nào trên Trái Đất có thể thiết kế bất cứ điều gì vượt trội hơn".
Cho đến khi hoàng đế Vĩnh Lạc hoàn thành việc xây dựng bức tường dày 10 mét bao quanh kinh thành vào giữa thế kỷ 15, Bắc Kinh đã trở thành💟 thành phố lớn nhất thế giới (và giữ vững vị trí này đến tận những năm đầu thế kỷ 19) - kinh thành của nền văn minh lâu đời nhất trên hành tinh, và là nơi cư trú của những người giàu sang với nền khoa học và công nghệ vượt xa châu Âu thời kỳ đó.
Thành đô này vốn được xem như là sự biểu hiện của cả quyền lực vương giả và trật tự xã hội𒊎, được dẫn dắt bởi các nguyên tắc của vũ trụ và tuân theo quy luật âm dương cân bằng, không giống như bất cứ điều gì trong truyền thống phương Tây. Kiến trúc sư và học giả về Trung Quốc, Alfred Schinz, tác giả cuốn sách "Hình vuông kỳ diệu ở những thành trì của Trung Quốc cổ đại", có nói "có lẽ hệ thống tư tưởng công phu và phức tạp nhất do tiền nhân tạo lập nên về trật tự thế giới được phản ánh đầy đủ trong kiến trúc quy hoạch đô thị kỳ vĩ này".
Tác động
Kiếജn trúc quy hoạch cổ vẫn có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống ngày nay của thành phố Bắc Kinh. Mỗi cổng thà🤪nh được giao một chức năng cụ thể, tuỳ theo các loại hình phương tiện giao thông được phép ra vào thành phố.
Triều Dương Môn ở phía đông thành được sử dụng nhiều nhất, xung quanh có rất nhiều kho tàng chứa hàng hoá. An Định Môn, nằm trên phía bắc, vốn là cửa chở phân bón từ trong thành ra bán cho nông dân hay trao đổi nông sản. Tiền Môn, nằm ở phía nam trên trục đường giao thương chính, nơi phát sinh của những con phố chợ trời sôi động vẫn còn hiện hữu đến ngày nay - mặc dù những khu chợ tự phát này đã bị dẹp bỏ vào thời điểm diễn ra Thế vận hội 🌸Olympic 2008.
Quy hoạch thành phố cũng minh chứng mạnh mẽ cho việc duy trì cơ cấu gia đình theo tôn t🐠i trật tự, mà đặc trưng là kiểu nhà tứ hợp viện đã vượt ra khỏi những bức tường của hoàng cung để trở nên phổ biến khắp kinh thành.
😼Theo David Bray, tác giả cuốn sách "Không gian xã hội và quản trị đô thị Trung Quốc", những bức tường thành không chỉ là "hiện thân của một phần mô hình không gian vũ trụ thu nhỏ mà còn được dùng để tăng cường sức mạnh của hoàng đế và tầng lớp cai trị xã hội, hơn thế nữa, thiết kế quy hoạch vuông vắn này cung cấp một khuôn mẫu cho việc tổ chức trật tự xã hội trong cuộc sống hàng ngày".
Cũng giống như khu vực cung điện Tử Cấm Thành rộng hơn 700.000 m2, được cấu trúc theo một sơ đồ cứng nhắc kiểu hệ thống phân cấp của những quảng trường rộng lớn, những toà cung điện nguy nga, những biệt phủ với 9.000 gian phòng bao bọc toà🍃n bộ hậu cung rộng lớn của hoàng đế, những ngôi nhà kiểu tứ hợp viện ở Bắc Kinh cũng được thiết kế như một biểu hiện của cấu trúc gia đình Nho giáo.
Những ngôi nhà truyền thống với khoảng sân có tường bao quanh đối xứng, thường được gọi là tứ hợp viện, ♑những đường ngõ hẻm dọc ngang, được gọi là hồ đồng hay h꧅utong, được sắp xếp theo các "bổn phận và nghĩa vụ" giữa các thành viên trong gia đình.
🎉Trong ngôi nhà kiểu tứ hợp viện truyền thống, những gian nhà ở hướng chí✱nh bắc được dành cho người chủ gia đình và các thê thiếp, ở cánh phía đông là cho gia đình trưởng nam, ở cánh phía tây là cho thứ nam, còn nhà ở hướng nam, nơi gần đường phố nhất dành cho người giúp việc hay dùng làm bếp nấu ăn và kho lưu trữ.
Nhà nhân chủng học Francesca Bray nhận xét, các ngôi nhà kiểu tứ hợp viện truyền thống giống như "mộ♛t chiếc khung cửi, dệt đan cài cuộc sống của những cá nhân vào một mô hình xã hội Trung Quốc thu nhỏ" - và khi ấy bản thân thành phố sẽ trải rộng như một tấm thảm với những chi tiết được bố trí đúng quy tắc mà hoàng đế đặt ra.
Kiểu nhà tứ hợp viện truy🌳ền thống với khoảng sân có tường bao quanh không được coi trọng như một phương tiện để thực thi trật tự xã hội dưới thời của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Ông cho tái cấu trúc lại quy hoạch thành phố, bằng cách xay dựng các khu tập thể mới.
Mỗi khu tập thể được xây dựng theo cơ chế tự cung tự cấp, các cư dân tự tạo dựng nhà ở, việc💧 làm, giáo dục và y tế, cùng với nhà bếp công xã và nhà vệ sinh chung, tạo ra các đơn vị tập thể hoá khép kín trong thành phố. Mô hình này vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới Bắc Kinh ngày nay.
"Hết tường, lại tường, và chỉ thấy tường", là phản ứng của nhà nghiên cứu sử học nghệ thuật người Thụy Điển, Osvald Siren, khi ông đến thăm thủ đô của Trung Quốc trong những n♐ăm 1920. "Họ bao quanh (thành phố), họ chia thành nhiều lô và khu tập thể, họ vạch ra nhiều ranh giới hơn bất kỳ kiểu kiến trúc nào mang bản sắc cơ bản của cộng đồng người Hoa".
Osvald Siren thích thú với trải nghi⛄ệm dạo bước trong các con ngõ cũ chật hẹp của Bắc Kinh, chằng chịt bên trong những bức tường bao của khu Nội thành bị phá hủy trong những năm 1960 để xây dựng một đường tàu điện ngầm và đường vành đai thứ hai.
Nhưng cũng chính ông là người thúc đẩy việc xây dựng khu đô thị mới đầu tiên ở Bắc Kinh, và đến nay đã bao phủ gần như toàn bộ thành phố với những toà chung cư cao 𒐪cấp, những dãy biệt thự xa hoa theo chủ đề phong cách riêng, đi kèm với các tiện nghi như trường học tư, hồ bơi … như một tấm gương phản chiếu sự phát triển của xã hội.
"Nâng cao tinh thần cảnh giác" là một biểu ngữ treo trên trục đường chính dẫn đến Chu Bảo Trang, ngôi l💮àng hơn 7.000 dân ở quận Đại Hưng phía nam Bắc Kinh.
Đây là một trong 16 làng xung quanh thành phố tham 🍨gia vào chương trình "chứng thực tự quản" năm 2010, nơi mà cư dân quen với việc bị kiểm soát bởi sự giới nghiêm chặt chẽ. Điều này cho thấy, mặc dù dấu ☂ấn tượng trưng cổ xưa không còn hiện diện nhiều trên các đường phố của Bắc Kinh, nhưng vai trò của quy hoạch thành phố như một phương tiện để thực thi trật tự xã hội vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Tuệ Lâm