Theo Reuters, lễ h♉ội sẽ bắt đầu vào hôm nay, dự kiến tiêu thụ lượng thịt của hàng nghìn con chó. Các nhà bảo vệ động vật hồi đầu tháܫng từng trao cho chính quyền Bắc Kinh bản kiến nghị có 11 triệu chữ ký kêu gọi cấm tổ chức lễ hội.
Đối với nhiều người dân 🧜địa phương, họ rất tự hào về lễ hội này. Tuy nhiên, họ nhận thấy năm nay chính quyền đã tăng cường kiểm soát, trên những con phố gần các chợ và nhà hàng thịt chó nổi tiếng xuất hiện nhiều cảnh sát hơn.
Một số nhà hàng cũng bỏ biển quảng cáo bán thịt chó và 𝔉ꦦtừ chối cho biết lý do. Chính quyền thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, không đưa ra bình luận nào, chỉ nói rằng lễ hội do các hộ kinh doanh cá thể tổ chức và không được thành phố chính thức ủng hộ.
Theo Mirror, ăn thịt chó là truyền thống có khoảng 500 năm lịch sử tại Trung Quốc, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Họ tin rằng thịt chó giải nhiệt, giải đen và là thực phẩm bổ dưỡng. Mua bán thịt chó là hợജp pháp ở Trung Quốc.
Chó sống được vận chuyển từ nhiều địa phương tới 𒈔Ngọc Lâm, trong điều kiện nuôi nhốt chật chội, thiếu th𓃲ức ăn, nước uống, bị bệnh, bị thương, thậm chí là chết ngạt.
Các nhà vận động, trong đó có nhiều ngôi sao nổi tiếng thế giới như 🉐Peter Egan, đại sứ động vật châu Á, cho rằng chó không phải là thực phẩm vì "h🌠ọ ăn nó không phải để chống đói, mà vì mê tín dị đoan".
"Chó không phải thực phẩm an toàn vì chúng lang thang khắp phố, bị nhiễm độc và chất đống lên xe tải với nhau, lây nhiễm đầy bệnh tật. Chấm dứt việc buôn bán thịt chó đồng nghĩa với 𝓰việc chấm dứt sự tàn bạo này. Nó cũng sẽ cắt giảm tội phạm, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng", Egan nói.
"Dưới áp lực của dư luận, số lượng chó bị giết trong lễ hội đã giảm từ 10.000 xuống còn 1.000 trong những năm 𝄹gần đây. Chúng ta cần tiếp tục cố gắng, chấm dứt lễ hội thịt chó Ngọc Lâm cũng như thói quen ăn thịt chó", theo Egan.
Xem thêm: Người T🍎rung Quốc kêu gọi♊ chính phủ cấm thịt chó, mèo
Hồng Hạnh