Quyế🔜t định loại bỏ dần điện hạt nhân và giảm phụ thuộc 🀅vào than đá để hạn chế lượng khí thải CO2 đồng nghĩa Đức phụ thuộc vào khí đốt của Nga nhiều hơn hầu hết nước láng giềng tại châu Âu.
Năm nay, ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của Đức sẽ đóng cửa, trong bối cảnh người Đức đang phải đối ꩲmặt với giá điện cao hàng đầu ở nhóm nước phát triển. Tất cả nhà máy điện than của Đức dự ki♔ến đóng cửa vào năm 2038.
Với nguồn khí đốt giá rẻ ổn định từ Nga trong nhiều thập kỷ qua, các chính phủ Đức chưa bao giờ phải quan tâm đến xây dựng cơ sở hạ tầng để nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) đắt tiền hơn từ Mỹ hoặc Qatar. Đức đến nay không có bất cứ kh🌠o LNG nào của r🔯iêng nước này.
Tất cả những yếu tố này đã hội tụ để biến Đức thành khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga. Hơn 50% khí đốt của Đức nhập từ Nga, cao hơn mức trung bình 40% của Liên minh cওhâu Âu, theo cơ quan thống kê Eurostat.
Tỷ lệ nhập khí đốt Nga có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới, khi Đức ngày càng ít nguồn năng lượng thay thế. Nord Stream 2, đường ống được hoàn thành vào năm ngoái và đang chờ cơ quan quản lý Đức phê duyệt, sẽ giúp tăng gấp đôi công suất xuất khẩu khí đốt của Nga sang quốc gia này, nơi đang vận chuyển khí đốt nhờ đường ố༒ng Nord Stream 1.
"Quyết định loại bỏ hạt nhân và than đá cùng lúc đã khiến Đức phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt của 𝕴Nga và dễ bị tổn thương nếu Nga sử dụng năng lượng làm công cụ gây sức ép", Gustav Gressel, thành viên chính sách cấp cao tại tổ chứ𝐆c Hội đồng Đối ngoại châu Âu, cho biết.
Quan chức trong chính quyền Thủ tướng Olaf Scholz, lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội có truyền thống ủng hộ mối quan hệ với Nga, đã♉ ám chỉ rằng họ sẽ𝓡 đóng băng Nord Stream 2 nếu Nga có các động thái quân sự với Ukraine.
Nhưng Thủ tướng Scholz không công khai đưa ra bất kỳ cam kết nào như vậy, bất chấp những lời kêu gọi từ phía Washington và đồng minh. Thủ tướng Scholz đã lặp lại ý kiến của người tiền nhiệm Angela Merkel, người từng nói rằng dự án Nord ꩵStream 2 hoàn toàn thuộc về lĩnh 🧸vực tư nhân và phải tách biệt khỏi các cuộc thảo luận chính trị.
Dù Điện Kremlin gần đây được cho là đã cắt giảm nguồn cung khí đốt với các nước Đông Âu để gâ🥀y áp lực chính trị, họ chưa bao giờ làm như vậy với Đức, theo Erich Vad, tướng Đức về hưu và cựu cố vấn an ninh cho Thủ tướng. Điều này đã khiến Đức có quan điểm tích cực về Nga như một nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy.
Tuy nhiên, điều này đang thay đổi. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đầu tháng này n🐠ói rằng Nga phải chịu trách nhiệm phần lớn về tình trạng thiếu khí đốt của châu Âu. Gazprom, nhà xuất khẩu khí đốt thuộc sở hữu của nhà nước Nga, đã giảm xuất khẩu sang châu Âu trong quý IV, vào thời điểm giá tăng cao. Điện Kremlin phủ nhận cáo buộc vũ khí hóa 🐠năng lượng và nói rằng họ đang thực hiện tất cả nghĩa vụ theo hợp đồng.
Phần lớn các chuyến hàng khí đốt của Nga đến châu Âu được vận chuyển nhờ các đường ống qua Ukraine, một số có từ thời Liên Xô. Khả năng thay thế chúng bằng đường ống xuất khẩu trực tiếp tới Đức có thể cho phép Nga có nhiều phương án hơn với Ukraine mà không phải lo lắng về vấn đề vận chuyển khí đốt, theo Gres🌞sel.
"Chúng tôi đã cảnh báo về kịch bản này suốt nhiều năm qua và giờ ꦰnó đang xảy ra", ông nó📖i. "Trật tự an ninh của toàn bộ châu Âu đang bị đe dọa và Đức cần sẵn sàng trả giá để bảo vệ nó".
Gazprom kiểm soát một số cơ sở lưu trữ khí đốt lớn của châu Âu nằm rải r꧑ác trên khắp nước Đức. Điều đó cho phép Moskva tiếp cận hệ thống đệm quan trọng trong trường hợp nhu cầu đạt đỉnh và nguồn cung bị tắc nghẽn.
"Nếu Nga tiến hành chiến dịch quân s🔯ự ở Ukraine, nó sẽ cho thấy mức độ phụ thuộc của chúng ta vào nguồn khí đốt Nga và chúng ta sẽ bị tổn thương như thế nào nếu Moskva vũ khí hóa khí đốt", Constanze Stelzenmüller, thành viên cấp cao tại Viện Brookings, nói.
Giá năng lượng của Đức đã tăng vọt do châu Âu thiếu khí đốt. Báo cáo của Văn phò𓆉ng Thống kê Liên bang tuần trước cho biết giá điện đã tăng 69% trong tháng 12 so với cùng kỳ nă✅m 2020.
Đức đã đầu tư khá lớn vào năng lượng tái tạo, nhưng quá trình loại bỏ nhiên liệu hóa thạch diễn ra chậm chạp và không đồng đều. Khí đốt tự nh🍷iên chiếm khoản🎐g 25% tổng mức tiêu thụ năng lượng của Đức và con số này sẽ tăng lên khi các nhà máy điện hạt nhân và than đá đóng cửa nhiều hơn. Theo Cơ quan Môi trường Liên bang, sử dụng khí đốt tự nhiên để phát điện vào năm 2021 đã cao hơn nhiều so với năm 1990.
"Khí đốt từ Nga là không thể thay thế trong thời gian trước mắt", Markus Kreb♔ber, CEO của RWEAG, một trong những côn🐭g ty điện lực lớn nhất Đức, nói.
Ngay cả cơ sở hạ tầng năng lượng của Đức cũng phần lớn được xây dựng phục vụ nhu cầu nhập khẩu khí đốt từ Nga. Năm 2018, chính phủ của bà Merkel nhất trí hỗ trợ xây dựng ít nhất một trạm đầu mối LNG ở bờ biển phía bắc đất nước, sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp lệnh trừng phạt chống lại Nord Stre🧸am 2.
Chính phủ của bà Merkel cam kết trợ cấp cho dự án và dự thảo luật để buộc các công ꦫty cơ sไở hạ tầng khí đốt xây các các trạm đầu mối tương lai. Nhưng toàn bộ nỗ lực đó đã bị gác lại sau khi Trump thất cử năm 2020.
Trong khi đó, nhập𒁏 khẩu khí đốt từ Hà Lan tiếp tục đi xuống, do sản lượng ở quốc gia này giảm khi nhiều người cho rằng hoạt động khai thác khí đốt quá mức sẽ gây ra động đất.
Trong một nghiên cứu năm 2015 về khả năng nguồn cung k🐷hí đốt từ Nga đột ngột bị cắt, nhóm tác giả nhận thấy các cơ sở lưu trữ khí đốt của Đức sẽ phải được làm đầy ít nhất 60% để đáp💟 ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, lượng khí đốt dự trữ của Đức hiện chỉ là 44%, theo dữ liệu từ Gas Infrastructure Europe, hiệp hội đại diện các nhà khai thác cơ sở hạ tầng khí đốt của châu Âu.
Do đó, Đức đang p💟hải đối mặt với vấn đề nan giải về năng lượng vì nước này cần phải cân bằng các yếu tố môi trường, tác động xã hội và an ninh.
"Chúng tôi đã đánh giá quá thấp phần an ninh. Nhiều nhà hoạch định chính sách của Đức muốn tin rằng Nga sẽ tiếp tục là bên cung cấp khí đốt đáng tin cậy, như những gì họ đã làm suốt nhiều thập kỷ qua. Nhưng bây giờ, có rất nhiều bằng chứng cho thấy điều ngược lại", bà Stelz𒁃enmüller nói.
Thanh Tâm (Theo WSJ)