"Để giảm tiêu thụ khí đốt, phải sử dụng ít khí đốt hơn trong khâu sản xuất điện. Các nhà máy nhiệt điện than sẽ phải được sử dụng nhiều hơn", Bộ Kinh tế Đức cho biết trong một tuyên bố.
Động thái này diễn ra sau khi Moskva tuần trước đã giảm mạnh dòng khí đốt tự nhiên trong các đường ốn𝐆g của họ tới Tây Âu, khiế♚n giá năng lượng tăng cao.
Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom giả🥂i thích việc lưu lượng khí đốt qua đường ống Nord Stream bị giảm là do sửꩲa chữa, song giới chức Liên minh châu Âu (EU) tin rằng Moskva thực tế đang muốn trừng phạt các đồng minh của Ukraine.
Động thái tăng sử dụng than là bước ngoặt không mong muốn đối với liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz gồm đảng Dꦺân chủ Xã hội, đảng Xanh🔯 và đảng Dân chủ Tự do (FDP), khi họ đã cam kết sẽ ngừng sử dụng than vào năm 2030.
"Thật cay đắng nhưng đây là điều cần làm 🙈để giảm tiêu thụ khí đốt", Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Ro🍷bert Habeck nói.
Một đạo luật gồm các biện pháp mới sẽ được thông qua trong những tuần tới, ông cho bꦆiết thêm. Bộ trưởng Habeck nhấn mạnh việc tăng cường sử dụng than chỉ là "tạm thời" do tình hình ngày càng "xấu đi" trên thị trường khí đốt.
Gazprom cho biết xu🐼ất khẩu khí đốt sang các nướ𓆏c không thuộc Liên Xô đã giảm 28,9% từ ngày 1/1 đến 15/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi cắt nguồn cung cấp khí đốt hàng ngày cho Đức và 𓂃Italy, giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller tuần trước nói rằng Moskva sẽ làm theo luật của riêng mình.
"Sản phẩm của chúng tôi, quy tắc của chúng tôi. Chúng tôi không chơi theo𒉰 luật mà chúng tôi không tạo ra", ông tuyên bố trong một cuộc thảo lu🐲ận tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg.
Đức là một trong số các quốc gia châu Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga và các quốc gia này đang chạy đua để bổ sung nguồn dự trữ cho mùa đông năm sa♔u.
Berlin đã cố gắng giảm tỷ lệ khí đốt tự nhiên do Nga cung cấp từ 55% ở thời điểm trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine xuống còn 35% nhờ tăng cường nhập khẩu từ những nước như Na Uy và Hà Lan kết hợp ký kết các hợp đồng mua k♒hí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Tuy nhiên, Bộ trưởꦉng Habeck vẫn thừa nhận rằng tình hình đang "rất nghiêm trọng"ꦏ. "Chúng ta không nên có bất kỳ ảo tưởng nào", ông nói.
Vũ Hoàng (Theo AFP)