🦄Ca nhiễm biến chủng B.1.1.529, có tên gọi Omicron, đầu tiên được phát hiện ở Botswana, quốc gia láng giềng của Nam Phi, vào ngày 9/11. Giới chức y tế Nam Phi hôm 23/11 phát hiện biến chủng mới trong mẫu bệnh phẩm thu ngày 14-16/11, sau đó thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
༺Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla cho biết nước này ghi nhận số ca nhiễm chủng Omicron tăng nhanh và cảnh báo "nguy cơ rất lớn" từ biến chủng này. Các tỉnh Gauteng, Tây Bắc và Limpopo trở thành điểm nóng liên quan tới biến chủng mới.
🏅Giáo sư Tulio de Oliveira, giám đốc Viện Nghiên cứu Đổi mới và Nền tảng Giải trình tự Kwazulu-Natal (KRISP), cho biết khoảng 90% ca nhiễm chủng Omicron ghi nhận tại Nam Phi là từ tỉnh Gauteng. KRISP đang thu thập dữ liệu từ các tỉnh khác.
Chưa đầy hai tuần sau, Omicron từ châu Phi lan tới châu Á. Truyền thông Hong Kong ngày 25/11 đưa tin phát hiện ca nhiễm "biến chủng nCoVᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ mới" đầu tiên tại đặc khu, được xác định là B.1.1.529 trên một người trở về từ Nam Phi. Sau đó một ngày, Bộ Y tế Israel thông báo phát hiện một ca nhiễm và hai ca nghi nhiễm biến chủng B.1.1.529.
"Biến chủng được phát hiện ở các quốc gia phía nam châu Phi đã xuất hiện tại Israel. Ca nhiễm là một người trở về từ Malawi. Hai ca nghi nhiễm đang chờ kết quả giải trình tự gene, họ đã được cách ly", cơ quan này thông báo và xác nhận cả ba người đã được tiêm vaccine Covid-19.
⛎Một ngày sau, châu Âu ghi nhận ca nhiễm B.1.1.529 đầu tiên, là một người chưa tiêm vaccine tại Bỉ. Mỹ tới nay chưa ghi nhận ca nhiễm biến chủng mới.
🍨WHO ngày 26/11 đặt tên Omicron cho biến chủng B.1.1.529, đồng thời yêu cầu các quốc gia tăng cường nỗ lực giám sát và giải trình tự gen để hiểu rõ hơn về chủng mới. Biến chủng Omicron được cho là ảnh hưởng tới người ở nhóm tuổi dưới 25, có nhiều đột biến và lây lan nhanh hơn chủng Delta.
𒐪Biến chủng Omicron khiến nhiều quốc gia đình chỉ chuyến bay hoặc cấm người đến từ khu vực phía nam châu Phi. Các quốc gia chịu ảnh hưởng của lệnh cấm bao gồm Nam Phi, Botswana, Eswatini, Lesotho, Namibia, Zambia, Mozambique, Malawi và Zimbabwe. Bộ Y tế Nam Phi gọi động thái gấp rút áp đặt các lệnh cấm đi lại là "hà khắc".
Giới chuyên gia Mỹ nhận định lệnh cấm người đến từ phía nam châu Phi không thể ngăn✅ Omicron xâm nhập nước này, thậm chí lo ngại biến chủng mới đã xuất hiện tại đây. Tuy nhiên, họ nhận định lệnh cấp sẽ giúp giới chức y tế Mỹ và các hãng dược phẩm có thêm thời gian nghiên cứu về Omicron và cách đối phó biến chủng mới.
Nguyễn Tiến (Theo News 18)