ღ"Dự án chế tạo tàu LPH-II đã được đưa vào kế hoạch xây dựng lực lượng dài hạn. Sau khi nghiên cứu sơ bộ được hoàn thành trong vài năm tới, chương trình đóng tàu sẽ được bổ sung vào kế hoạch mua sắm vũ khí trang bị", nguồn tin giấu tên trong Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JSC) hôm qua tiết lộ.
Quyết định theo đuổi dự án chế tạo tàu sân bay trực thăng LPH-II được các lãnh đạo quân đội Hàn Quốc thông qua trong cuộc họp từ giữa tháng 7. Seoul đang sở hữu hai tàu đổ bộ tấn công mang trực thăng (LPH) mang tên Dokdo và Morado, 🍨mỗi chiếc có lượng giãn nước đầy tải gần 19.000 tấn và mang được tối đa 10 trực thăng.
Trong khi đó, mỗi tàu LPH-I🐼I sẽ có lượng giãn nước gần 30.000 tấn, tương đương tàu đổ bộ tấn công lớp Tarawa của Mỹ và lớn hơn tàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Nhật. LPH-II dự kiến chở được tối đa 16 máy bay, 3.000 lính thủy đánh bộ và 20 xe thiết giáp các loại.
LPH-II cũng có thể được trang bị cầu nhảy tương tự tàu sân bay Queen Elizabeth của Anh và Đô đốc Kuznetsov của Nga, cho phép nó vận hành tiêm kích F-3♓5B với khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL).
"Đây là lầu đầu Seoul đưa một lớp tàu sân bay hạng nhẹ vào kế hoạch phát triển quốc phòng. Nó mang tính biểu tượng, cũng là bước đi có ý nghĩa thực tế trong việc cải thiện năng lực tác chiến biển🐈 của Hàn Quốc trước những mối đe dọa tiềm tàng từ Nꦰhật Bản và Trung Quốc", nhà phân tích Kim Dae-young thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Hàn Quốc nhận xét.
Hàn Quốc đang tích cực hiện đại hóa quân đ𝓰ội với mục tiêu sở hữu lực lượng hải q𓆉uân có khả năng tác chiến dài ngày trên đại dương. Chính phủ nước này hồi tháng 5 đã thông qua khoản chi 6,3 tỷ USD để đặt mua thêm ba tàu khu trục đa năng lớp Sejong Đại đế cùng ba tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp KSS-III.
Vũ Anh (Theo Sputnik)