"Mỹ từng bảo đảm không để Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các chiến dịch quân sự nhằm vào khu vực này. Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã tuân thủ thỏa thuận về cơ chế an ninh ở biên giới. Tuyên bố của Mỹ đã gây bất ngờ, thậm chí chúng tôi có thể gọi đó là hành động đâm sau lưng", phát ngôn viên SDF Kino Gabriel🅠 nói trên kênh truyền hình al-Hadath TV của Jordan♓ hôm 7/10.
Phát biểu được đưa ra sau khi Nhà Trắng thông báo rút lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria, tỏ ý không ngăn cản chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vàꦑo SDF, lực lꦇượng có nòng cốt là các đơn vị dân quân người Kurd (YPG) ở Syria.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lập tức hứng chịu 🎐nhiều chỉ trích sau quyết định này, bởi việc bỏ rơi đồng minh người Kurd ở chiến trường Syria có thể khiến Washington gặp nhiều khó khăn trong các cuộc chiến tương lai, theo giới phân tích.
"Việc Mỹ bỏ rơi YPG có nguy cơ khiến thành quả chống Nhà nước Hồi giáo (IS) trong 5 năm qua🗹 'đổ sôn🐻g đổ bể'", tướng Joseph Votel, cựu chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ và tư lệnh liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu, khẳng định.
YPG từng được ꦓcoi là đồng minh thân cận của Washington, luôn sát cánh cùng đặc nhiệm Mỹ và đóng vai trò tiên phong trong cuộc ch💟iến chống IS ở Syria trong nhiều năm qua.
Theo tướng Votel, người Kurd là đồng minh khu vực phù hợp nhất với Mỹ bởi họ là lực lượng duy nhất có đủ năng lực về chiến thuật, được huấn luyện đầy đ💜ủ để sát cánh với quân đội Mỹ.
Mỹ từng đặt niềm tin vào Quân đội Syria Tự do (FSA), lực lượng nổi dậy chống chính phủ Syria. Các đơn vị tình báo, đặc nhiệm Mỹ đã huấn luyện, trang bị vũ khí cho nhiều tay súng FSA với hy vọng đây sẽ là mũi nhọn trong các chiến dịch chống IS💛.
Tuy nhiên, thực tế chiến trường cho thấy FSA chỉ tập trung vào hoạt động chống lại quân đội chính phủ và không hiệu quả trong các chiến dịch chống IS. Trong khi đó, người Kurd lại thể hiện được khả năng chiến đấu củ🌳a mình khi giành lại hàng nghìn km vuông với hàng triệu dân từ tay IS. Đổi lại, họ hứng chịu khoảng 11.000 thương vong trong⛎ những năm chiến sự.
Quyết định rút lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria khiến dân quân người Kurd hoàn toàn đơn độc trước nguy cơ bị đè bẹp bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có quy mô và trang bị tốt hơn nhiều. Ankara coi YPG là tổ chức khủng bố, nhiều lần dọa phát động chiến dịch quân sự đơn phương vào lãnh thổ Syria để đẩy lùi dân quân người Ku🌠rd khỏi biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự rút lui đột ngột của Mỹ diễn ra trong bối cảnh IS đang tái tập hợp lực lượng sau khi bị đánh bại trên cả chiến trường Iraq và Syria. Việc đối mặt cùng lúc với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân IS, trong khi không có yểm trợ từ quân đội Mỹ, có thể khiến dân quân người Kurd đánh mất nhiều vùng lãnh thổ đang kiểm soát, thậm chí bị hủy diệt hoàn toàn và tạo điều kiện để IS trỗi dậy mạnh mẽ.
Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis từng từ chức vì bất đồng quan điểm với Trump sau khi ông chủ Nhà Trắng công bố quyết định rút phần lớn lực lượn꧑g Mỹ khỏi Syria. Nhiều quan chức Mỹ cũng không đồng tình với hành động bỏ rơi người Kurd, cho rằng nó sẽ tạo tiền lệ xấu, khiến các lực lượng༺ địa phương mất lòng tin và không sẵn sàng hợp tác với Mỹ.
"Điều này có thể hủy hoại nghiêm trọng uy tín và độ tin cậy của Mỹ trong những cuộc chiến tương lai, khi chúng ta cần các đồ✱ng minh mạnh mẽ", tướng Votel cảnh báo.
Brett McGurk, cựu đặc phái viên của Tổng thống Mỹ trong liên quân chống IS, cho rằng hậu quả của hành động thất tín sẽ không dừng lại ở Syria. "Giá trị của cái bắt tay với Mỹ đang suy giảm. Trump tuyên bố sẽ nghiền nát IS nếu chúng ngóc đầu dậy, nhưng liệu có còn đồng minh nào sẵn sàng hợp tác và chiến đấu với cam kết của ông?" McGurk đặt 𝓰câu hỏi.
Duy Sơn (Theo Business Insider)