Mạng lưới đ🤪ường ray xe lửa dày đặc ở vùng công nghiệp Donbass đã mang đến lợi thế lớn cho quân đội Nga trên chiến trường Ukraine, khi đường sắt vốn là phương thức vận tải quen thuộc của Nga để chuyển quân và vũ khí hạng nặng. Họ sử dụng xe lửa trong chiến lược hậu cần nhiều đến mức vẫn duy trì Binh chủng Đường sắt, lực lượng từng phổ biến ở nhiều nước trong Thế chiến II.
Binh chủng Đường sắt Nga được biên chế các toa tàu bọc thép, sơn ngụy trang và gắn thêm pháo phòng không lẫn pháo mặt đất để bảo vệ mọi chuᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚyến hàng. Quâ✅n nhân thuộc binh chủng được huấn luyện sửa chữa đường ray xe lửa trúng bom trong mọi điều kiện khó khăn, kể cả khi đang bị hỏa lực địch tập kích.
Moskva xem việc khôi phục mạng lưới giao thông dọc biên giới Nga và vùng Donbass là một trong những ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hai của chiến ⛎dịch quân sự tại Ukraine.
Quân đội Ukraine đã phá h🐈ủy tất cả tuyến đường sắt nối giữa hai nước để kìm chân Nga đưa vũ khí hạng nặng vào lãnh thổ, theo xác nhận ngày 26/2 từ Tổng công ty đường sắt Ukraine. Tuy nhiên, hơn ba tháng sau, Bộ Quốc phòng Nga ngày 7/6 tuyên bố đã khôi phục hơn 1.200 km đường ray xe lửa ở phía đông nam Ukraine, dọc theo hành lang trên bộ do quân Nga kiểm soát từ bán đảo Crimea đến vùng Donbass.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Tổng côn👍g ty Đường sắt Nga cùng quân đội nước này đã khôi phục các điều kiện "giao thông toàn diện" giữa Donbass, Crimea và phần lãnh thổ họ đang kiểm soát tại Ukraine qua 6 tuyến đường sắt.
Phát biểu tại cuộc họp với Trung tâm Quản lý Q♕uốc phòng (NDCC), ông nhấn mạnh các lực lượng vũ trang Nga đã hoàn tất khai thông những tuyến đường bộ kết nối giữa vùng Rostov-on-Don của Nga và bán đảo Cr📖imea, đoạn đi qua khu vực lân cận nhà máy theo Azovstal ở thành phố Mariupol và hai thành phố miền nam Ukraine gồm Berdyansk cùng Melitopol.
Theo giới chuyên gia, ngành đường sắt Nga cùng hệ thống đường ray xây dựng từ thời Liên Xô ﷽và được trùng tu trong vài thập kỷ qua đóng vai trò là xương sống mạng lưới vận tải hàng hóa quốc gia. Đường sắt giúp kết nối từ khu vực đô thị đến tận những vùng dân cư thưa thớt như Siberia.
Khi thiết kế hệ thống đường sắt trên toàn quốc, ꦇLiên Xô chọn loại đường ray với khổ rộng hơn so với Tây Âu, một phần vì những tính toán an ninh. Chênh lệch khổ đường ray giúp Liên Xô tăng cơ hội ngăn đối phương vận chuyển vũ khí nhanh chóng vào lãnh thổ trong kịch bản xung đột bùng phát.
Dù thiết kế này làm giảm tốc độ giao thương và vận tải hàng hóa giữa Nga với châu Âu, nó lại trở thành lợi thế cho quân đội Nga trong chiế꧟n dịc༒h quân sự đặc biệt.
Ukr𒁏aine, một trong những nước tuyên bố độc lập sau khi Liên Xô tan rã vào thập niên cuối thế kỷ trước, vẫn sử dụng cùng loại đường ray khổ rộng với Nga. Tàu hỏa Nga vì vậy di chuyển sang lãnh thổ Ukraine, mang theo đạn dược và vũ khí hạng nặng dễ dàng hơn, đặc biệt là vùng trọng điểm công nghiệp nặng ở Donbass.
"Dù cho quân Ukraine phá hủy các tuyến đường sắt, họ chỉ làm chậm bước tiến của quân đội Nga chứ không thể chặn đứng đối phương", Alex Vershinin, cựu trung tá Mỹ và chuyên gia về hậu cần quân sự Nga, nhận định.
Quân đội Nga phụ thuộc rất nhiều vào đường sắt để đảm bảo các tuyến hậu cần, theo Emily Ferris, chuyên gia về Nga tại Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh (RUSI). Lự💝c lượng b🅠ộ binh cơ giới Nga đi đến đâu, tuyến hậu cần đường sắt phải được kéo dài đến đó nhằm đảm bảo đường vận chuyển binh sĩ, lương thực và nhiên liệu không đứt gãy.
"Nếu bộ binh Nga không sử dụng được giao thông đường sắt, họ phảiꦗ phụ thuộc vào đường bộ", Ferris cho b♉iết, đồng thời lưu ý đây có thể là nguyên nhân quân đội Nga liên tục bám sát các trục đường chính ở phía bắc Ukraine trong giai đoạn đầu chiến dịch.
Bà nhận định những tháng đầu tiên của chiến sự Ukraine cho thấy quân đội Nga không có đủ lương thực và nhiên liệu để duy trì hoạt động xa các điểm tập trung giao thông đường sắt. Đây cũng là giai đoạn mà Ukraine đã cho ⛦nổ mìn ph👍á hủy hầu hết các tuyến liên kết đường ray giữa hai nước.
Ở phía bắc Ukraine, Nga lại không thể chiếm giữ đầu mối giao thông đườ♒ng sắt tại Chernihiv, Kharkov hoặc xung quanh thủ đô Kiev. Một số trọng điểm giao thông đường sắt ở mặt trận phía nam bị phá hủy.
Điều kiện thời tiết khi đó càn🅠g bất lợi cho bộ binh cơ giới Nga. Băng tan trong những tháng đầu mùa xuân tạo nên địa hình bùn nhã🌳o, khiến nhiều phương tiên vận tải đường bộ bị sa lầy. Không ít phương tiện cơ giới Nga được phát hiện bị bỏ lại trên đường do hết nhiên liệu hoặc không thể di chuyển.
Theo Ferris, cho đến đầu giai đoạn hai của chiến dịch quân sự, Nga đã không thể "trưng dụng hạ tầng đường sắt địa phương để vậnᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ♊𒀱ᩚᩚᩚ chuyển khí tài và binh sĩ tiến sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine, mở rộng vùng kiểm soát".
Các chuyên gia thời gian qua nhận định quân đội Nga dần duy trì được đà tiến quân ở Donbass song song với giai đoạn họ khôi phục liên kết đường sắt giữa hai nước và vùng kiểm soát trên l♔ãnh thổ Ukraine.
Chiến thắng ở Lyman cuối tháng 5 có tác động mang tính quyết định lên cục diện mặt trận Donbass. Thành phố được đánh giá là trung tâm giao thông đường sắt ở phía đông Ukraine. Giành được Lyman đồng nghĩa Nga xây chắc hơn bàn đạp bao vây Severodonetsk, một trong ಌhai thành p൩hố lớn cuối cùng còn do quân đội Ukraine kiểm soát ở tỉnh Lugansk.
Lyman có ý nghĩa quan trọng với cả bàn cờ Donbass. Đây là tiền tuyến của mũi đánh từ phía bắc trong ba mũi giáp công của quân đội Nga ở phía đông U𒈔kraine. Khi Nga rút quân khỏi phần lớn tỉnh Kharkov vào tháng 4, giới quan sát nhận♊ định họ muốn bảo vệ tuyến hậu cần đến Izium nhằm duy trì sức ép lên Lyman.
"Nga giành kiểm soát Lyman cho thấy năng lực tổ chức hành quân chính xác. Điều này chức tỏ quân đội Nga đã gia tăng cấp độ điều hành tác chiến lẫn kỹ năng chiến thuật. Sự cải thiện này chưa xuất hiện ở mọi mặt trận, nhưng riêng ở trận Lyman là không thể bàn cãi", Oleksiy Arestovych, cố vấn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói với truyền thông quốc gia vào ngày 28/5.
Tuy nhiên, quân đội Nga phụ thuộc nhiều vào vận♈ tải đường sắt nên có nguy cơ gặp khó khăn nếu muốn mở rộng hoạt động xa hơn vùng Donbass. Chiến lược hậu cần và điều phối tiếp vận của Nga vẫn tồn tại những điểm yếu cố hữu từng khiến họ tiến quân chậm hơn kỳ vọng trong giai đoạn đầu chiến sự và hứng chịu nhiều tổn thất trên chiến trường tại Kiev cũng như Kharkov.
Giới chuyên gia nhận định Nga không sở hữu thiết bị và hạ tầng hậu cần hiện đại để vận hành với tốc độ như Mỹ đang viện trợ vũ khí đến Ukraine, dù họ về cơ bản có ưu thế hỏa lực vượt trội đối phương trong xಞung đột hiện nay.
Quá trình hiện đại hóa chuỗi cung ứng hậu🦩 cần tại Nga mới bắt đầu được đẩy mạnh từ năm 2014, sau khi phương Tây áp đặt các lệnh cấm vận vì sự kiện sáp nhậ𝕴p bán đảo Crimea.
Trong khi hệ thống hậu cần quân sự lẫn dân sự của phương Tây đã được cơ giới hóa mạnh mẽ 🎃trong vài thập niên qua, quân đội Nga vẫn phụ thuộc vào sức lao động của lính nghĩa vụ để chuyển những thùng gỗ nặng, cồng kềnh chứa trang thiết bị cùng ౠđạn dược lên xe lửa.
"Mỹ đã xây dựng hệ thống hậu cần như thể chúng tôi không đủ người làm. Nga thực hiện công việc này như thể sức người miễn phí", Trent Telenko, chuyên gia về hậu cần quân sự Nga với 33 năm nghiên cứu và tư vấn cho Cơ quan Quản lý Hợp đồng Quốc phòn🅰g của Lầu Năm Góc, đánh giá.
Thanh Danh (theo WSJ, Foreign Policy, Reuters)