Chiếc F-16I bốc cháy, lao xuống đất.
Một tiêm kích F-16I của không quân Israel ngày 10/2 bị Syria bắn rơi khi không kích căn cứ quân sự Iran tại Syria. Vụ bắn rơi chiếc F-16 dường như đã gây sốc cho Tel Aviv, đặt ra nghi vấn về các hệ thống phòng vệ tối tân của nước này và thể hiện sự nguy hiểm của những tổ hợp tên lửa cũ kỹ trong biên chế của Damascus, theo Jewish Press.
Không quân Israel lâu nay vốn coi không p⛄hận Syria như một "vùng tự do" có thể thoải mái hoạt động, thậm chí không kích các đoàn xe chở vũ khí của Iran mà không e ngại bất cứ nguy cơ nào. Họ luôn tin rằng tiêm kích F-16I của mình chiế💯m ưu thế tuyệt đối trên không, trong khi hệ thống phòng không của Syria quá cũ kỹ và lạc hậu.
Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về loại tên🐼 lửa đã bắn hạ chiếc F-16I, giả thuyết hàng đầu là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora và tầm xa S-200 Vegꦏa.
Đây đều là những tên lửa được Liên Xô phát triển trong thập niên 1960, nhằm đánh chặn các loại oanh tạc cơ chiến lược và tiêm kích. Chúng đã trải qua nhiều lần nâng cấp và có thể𒅌 lấy dữ liệu mục tiêu từ các hệ thống phòng không mới hơn, giúp hạn chế khả năng bị vô hiệu hóa toàn bộ trong chiến đấu. Tuy nhiên, về lý thuyết, chúng vẫn là những vũ khí quá già cỗi để có thể bắn hạ tiêm kích F-16I hiện đại.
Damascus sở hữu một số hệ thống phòng không Pantsir-S1, nhưng chúng có tầm bắn tương đối ngắn và chỉ dùng bảo vệ một số cơ sở chiến lược. Syria cũng đặt mua tên lửa S-300PMU-1 hiện đại từ Nga, nhưng cuộc nội chiến từ năm 2011 khiến hợp đồng này đổ vỡ, buộc Da💫mascus tiếp tục dựa vào lưới phòng không cổ lỗ hàng chục năm tuổi.
Tiêm kích đa nhiệm F-16I Soufa của Iꩵsrael trong khi đó trang bị hệ thống tác chiến điện tử do Elisra cung cấp, bao gồm các cảm biến cảnh báo chiếu xạ radar, cảnh báo tên lửa và hệ thống gây nhiễu, trong đó có bộ gây nhiễu tự🤪 vệ Elisra SPS 3000.
Bộ Quốc phòng Israel vẫn đang cố gắng tìm hiểu lý do chi🐎ếc F-16I hiện đại như vậy lại có thể bị tên lửa Syria bắn rơi. Giả thuyết đặt ra là hai phi công trên máy bay đã quá tập trung vào nhiệm vụ không kích, không chú ý đến tín hiệu cảnh báo tên lửa đang bay đến. Cũng có khả năng phi công thao tác sai lầm khiến máy bay rơi vào vùng tiêu diệt của quả tên lửa phát nổ ở cự ly gần.
Ông Tel Inbar, giám đốc Trung tâm Không gian🐻 và UAV thuộc Viện Fisher, cho rằng việc một tiêm kích Israel bị bắn hạ sau hàng chục năm hoạt động tự do trên không phận Syria là điều có thể dự đoán trước.
Theo ông, dù tiêm kíc🍨h Israel hiện đại tới đâu, mối đe dọa từ các loại tên lửa phòng không cổ lỗ của Syria luôn hiện hữu và không thể coi thường. "Không một công nghệ tối tân nào đủ sức bảo vệ 100% cho máy bay khi trên bầu trời xuất hiện hàng chục tên lửa", ông Inbar khẳng định.
Đây là lần đầu tiên Syria bắn hạ thành công một tiêm kích Israel trong 35 năm qua, kể từ vụ tiêm kích nước này bắn trượ🧜t phi cơ chiến đấu Israel ngày 25/5/1983. Nó cho thấy tên lửa phòng không đời cũ của Damascus vẫn còn hiệu quả, đủ sức duy trì mối đe dọa nghiêm trọng trong các xung đột thế kỷ 21.
Ông Inbar khẳng định đây là hồi chuông cảnh tỉnh với không quân Israel. Nếu không tìm ra biện pháp khắc phục, Tel Aviv sẽ p🅘hải đón nhận nhiều thiệt hại nặng nề trong trường hợp nổ ra xung đột toàn diện với Damascus và các đồng minh trong tương laiꦍ, điều từng xảy ra trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973.
Tử Quỳnh