ꦰBức ảnh giả của Fu Yu mô tả hình ảnh một binh sĩ Australia tươi cười trong lúc cầm con dao dính máu kề vào cổ một em bé Afghanistan đang ôm cừu. Bức ảnh được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng lên Twitter hôm 30/11, dẫn tới cuộc tranh cãi gay gắt giữa Canberra và Bắc Kinh.
Sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison lên án bức ảnh và yêu cầu phía Trung Quốc xin lỗi, họa sĩ Fu Yu đã đáp trả với thái độ "thách thꦬức". "Tôi bị một người Australia tên Morrison mắng nhiếc và yêu cầu tôi xin lỗi. Tôi thấy thương cảm cho ông ta và hoàn toàn hiểu được cảm xúc của Morrison lúc này. Tuy nhiên, tôi khuyên ông nên đối mặt thực tế, dành sự quan tâm và nỗ lực cho công việc đối nội của mình", Fu nói.
Fu tự gọi mình là "nghệ sĩ chiến lang", tương tự phong cách ngoại giao quyết liệt của Trung Quốc trong những năm gần đây. Các bài đăng của anh nh𒉰ận hàng triệu lượt xem trên Weibo và lượng người theo dõi anh cũng tăng gấp đôi lên một triệu chỉ trong hai ngày.
Họa sĩ Trung Quốc cho rằng Thủ tướng Australia nên bớt gây áp lực, lên án một "tác phẩm nghệ thuật dựa trên sự thật" và 💎một nghệ sĩ bình ꦏthường tới từ nước ngoài. Fu thậm chí cảnh báo có thể thực hiện thêm những tác phẩm tương tự.
Theo Global Times, thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, Fu đã tạo ra bức ảnh giả về binh sĩ Australia vào tối 22/11. Họa sĩ Trung Quốc cho biết khi 💖ấy anh có cảm giác "tức giận và run 𒁃rẩy" sau khi đọc các bài báo "binh lính Australia sát hại 39 thường dân" ở Afghanistan.
"Tôi tạo ra tấm hình này dựa trên nỗi tức giận và run sợ của bản thân. Tác phẩm nghệ thuật đơn giản được thực hiện vì sự nhân đạo", Fu trả lời Global Times, thêm rằng bức ảnh của anh giống như một cảnh tượng phi lý, nhưng lại là sự thật đã xảꦜy ra ở đâu đó trên thế giới.
"Tôi hy vọng nhiều người sẽ nhìn thấy bức ảnh n💮ày và chú ý đến thảm kịch thực sự này", Fu nhấn mạnh.
Đây không phải là lần đầu tiên họa sĩ Fu vướng vào cuộc tranh cãi chính trị. Hồi đầu năm, Fu đã công bố tác phẩm nghệ thuật "Vương miện cho kẻ hề", châm biếm nhà văn Trung Quốc Fang Fang, người đã ghi chép nhật ký hàng ngày về cuộc sống ở Vũ Hán kể từ khi áp lệnh phong tỏa ngăn Covid-🤡19.
Dân mạng cho rằng tên hề đang quỳ gối với chiếc mũi dài do nói dối chính là Fang Fang và cô đang chờ nhận vương miện từ một lãnh đạo nước ngoài. Nhiều người phản đối tác phẩm của Fu, trong khi những người theoꦛ chủ nghĩa dân tộc lại tán dương anh.
Nghệ sꦺĩ ngư🐲ời Australia gốc Trung Quốc Badiucao cho biết anh rất quen thuộc với các tác phẩm nghệ thuật của Fu. Theo Badiucao, Fu là một "nghệ sĩ tuyên truyền bán chính thức", thường tạo ra các tác phẩm công kích những ý kiến trái chiều về Trung Quốc. Tác phẩm của Fu cũng được giới chức Trung Quốc hoan nghênh, Badiucao nói thêm.
Họa sĩ Fu, người tự nhận là💖 một "nghệ sĩ yêu nước"ꦓ, đã công bố nhiều tác phẩm nổi tiếng hồi tháng 6 và khuyến khích dân mạng sử dụng chúng bất cứ lúc nào. Fu viết trên Weibo rằng anh "sẽ làm mọi thứ" để tạo ra không gian cho nhiều thanh niên yêu nước công khai bày tỏ ý kiến.
Sau khi nổ ra khẩu chiến về bức ảnh giả của lính Australia, hàng nghìn tài khoản Weibo đã chỉ trích bài đăng của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Australia v☂ề phát biểu của Morrison.
"Thủ tướng của các ông thật không biết xấu hổ. Chính phủ của các ông nên xin lỗi và bồi thường cho Afgh💃anistan!", tài khoản Weibo Lansuanshuying bình luận, nhận được gần 10.000 lượt thích.
Quan hệ Australia - Trung Quốc gần trở nên nghiêm trọng khi Bắc Kinh áp loạt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với hàng ജhóa Australia cũng như liên tục công kích nước này về một loạt vấn đề. Sự căng thẳng trong quan hệ song phương dường như nảy sinh kể từ khi Canberra đối đầu với sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Ngọc Ánh (Theo ABC)