"H𓆏ơn 35 máy bay và 800 binh sĩ thuộc Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) và Bộ chỉ huy Tác chiến Đường không sẽ triển khai đến khu v💛ực hoạt động của Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để tham gia Chiến dịch Pacific Iron 2021", không quân Mỹ ra thông cáo cho biết hôm 16/7.
Lực lượng này bao gồm 10 tiêm kích đa năng F-15E Strike Eagle, 25 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor 🀅và hai vận tải cơ C-130J Hercules. "Chúng tôi chưa từng thấy nhiều tiêm kích F-22 như vậy được triển khai cùng lúc đến khu vực hoạt động của PACAF", tướng Ken Wilsbach, tư lệnh PACAF, cho hay.
Các đơn vị diễn tập sẽ🌞 thực hiện hoạt động mô phỏng tác chiến và Triển khai Chiến đấu Linh hoạt (ACE) từ sân bay trên đảo Guam và Tinian. ACE là khái niệܫm tác chiến mới đang được áp dụng tại PACAF để bảo đảm sự linh hoạt, khả năng răn đe và sống sót trong môi trường chiến đấu khốc liệt.
Điểm nhấn của hoạt động là sự hiện diện của 25 tiêm kích F-22, chiếm 20% trong tổng số 125 chiếc thuộc𓃲 các đơn vị chiến đấu của không quân Mỹ. Điều này khiến Pacific Iron 2021 trở thành phép thử với khả năng huy ▨động lượng lớn tiêm kích tàng hình hiện đại nhất trong biên chế không quân Mỹ, cũng như khả năng bảo đảm hoạt động cho một trong những phi cơ khó bảo dưỡng nhất của lực lượng này.
Đảo Guam nằm🎐 ở gi🌟ữa Thái Bình Dương, đủ gần lục địa châu Á để không quân Mỹ thiết lập căn cứ dành cho oanh tạc cơ, trinh sát cơ và máy bay tiếp liệu, song đủ xa để gây khó khăn cho đối phương, trừ những lực lượng sở hữu vũ khí tinh vi nhất.
Căn cứ không quân chủ lực Andersen trên đảo Guam có diện tích lớn với đường băng dài cùng bãi đỗ rộng có thể chứa hàng trăm🌱 máy bay. Các chỉ huy Mỹ phụ trách khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dự đoán đây sẽ là một trong những mục tiêu bị tấn công đầu tiên nếu nổ ra xung đột giữa các cường quốc, đe dọa sinh mạng hàng nghìn người Mỹ và số máy bay trị giá hàng tỷ USD, đồng thời xóa sổ lợi thế sức mạnh không quân tầm xa của Washington.
Vũ Anh (Theo Drive)