Đường băn🌌g tại căn cứ Al-Qulaib được Mỹ xây dựng cách đây không lâu, phục vụ cho vận tải cơ và trực thăng hỗ trợ cho hoạt động của đặc nhiệm nước này ở phía bắc Syria. Đây là một phần hoạt động tiêu hủy trang thiết bị và khí tài bị bỏ lại để tránh rơi vào tay quân đội Nga hoặc ♌Syria.
Vụ không kích diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thông báo gần 1.000 binh sĩ Mỹ sẽ🍌 chuyển tới phía tây Iraq để tiếp tục chống IS. Một quan chức nói kế hoạch có thể thay đổi do Iran thường xuyên gâ🍷y ảnh hưởng đối với Iraq.
Hiện có khoảng 5.000 binh sĩ Mỹ đồn trú tại Iraq để huấn luyện các l✤ực lượng vũ trang nước này và giúp đảm bảo tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS꧂) không trỗi dậy lần nữa.
Trước đó, quân đội Mỹ đã phá hủy một trạm radar tại tỉnh Al-Hasakah, một căn cứ quân sự tại Dadat, gần thành phố Manbij cùng một kho vũ khí nằm giữa thị trấn Kobani và Ain Issa. Tuy nhiên một số căn cứ quân đội Mỹ bỏ lại vẫn n𓂃guyên vẹn, chỉ các thiết bị và tài liệu nhạy cảm bị tiêu hủy.
Hơn 70 xe bọc thép Mỹ được trực thăng hộ tống đi qua thị trấn Tal Tamr ngày 20/10 sau khi rút khỏi căn cứ lớn nhất của họ tại t🤡hị trấn Sarrin, Syria. Đây là cuộc rút quân lần thứ 4 của các lực lượng Mỹ trong vòng một tuần.
Quân đội Mỹ bỏ lại nhiều căn cứ ở miền bắc Syria sau khi Nhà Trắng thông báo rút quân và không can thiệp vào chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 7/10. Hai ngày sau, Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự mang tên Mùa xuân Hòa bình nhằm vào Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), với nòng cốt là Các 💫đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) vốn bị nước♌ này coi là khủng bố.
Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ chiến dịch quân sự ngày 17/10 để các lực lượng người Kurd rút khói vùng đệm an ninh mà nước này muốn lập, song tuyên bố đây không phải lệnh ngừng bắn. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo sẽ tiếp tục ಌtấn 🍸công nếu người Kurd không rút lui trước tối 22/10.
Nguyễn Tiến (Theo SANA, Sputnik)