New Zealand, một cái tên gợi mở biết bao hình ảnh kỳ thú, có thể là “miền đất hứa”, “xứ sở thần thoại” hay “vùng đất của dải🔯 mây trắng dài”. Nh🍌ưng với tôi, cái tên ấy lại mang một ý nghĩa rất đặc biệt và mỗi khi nhắc đến, tôi như thấy những ký ức tuổi thơ lại trở về, hiện hữu qua tiếng dương cầm du dương giữa không gian mênh mông chỉ có sóng biển, bờ cát và một cây đàn nằm trơ trọi.
Tôi biết đến đất nước New Zealand từ năm 7 tuổi khi lần đầu xem bộ phim Dương cầm (The Piano) của nữ đạo diễn Jane Campion. Cha tôi dù không hoạt động trong ngành điện ảnh nhưng lại là một người rất yêu phim – đặc biệt là những tác phẩm có tính nghệ thuật cao giành giải thưởng tại Oscar hay LHP Cannes nên cuối tuần, ông thường thuê những cuốn băng video mới về thưởng thức. Khi ấy, Dương cầm là bộ phim New Zealand vừa giành Cành C﷽ọ Vàng ở Cannes và đoạt tới 3 g✤iải Oscar.
Lấy mốc thời gian vào giữa thế kỷ 19, phim xoay quanh Ada (Holly Hunter thủ vai) - một người đàn bà góa chồng và bị൩ câm - chuyển đến New Zealand để bắt đầu cuộc hôn nhân sắp đặt với một địa chủ trong vùng. Ada mang theo cô gái nhỏ Flora (Anna Paquin thủ vai) cùng cây đàn dương cầm mà cô vô cùng yêu quý. Hành trình đến ngôi làng của người chồng mới rất vất vả nên cuối cùng, người chồꦯng đã quyết định bỏ lại chiếc đàn của cô mà cô hết sức trân trọng bên bờ biển. Đau khổ và tuyệt vọng, cùng nỗi cô đơn nơi đất khách, không ít lần Ada muốn tìm cách ra bãi biển để mang cây đàn về…
Trên cây đàn trong phim khi ấy có khắc chữ “New Zealand” rất to. Thưở đó, tôi còn chưa được biết về đất nước này và đã được cha giải thích rằng đó là một quốc gia hải đảo nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thường được ví như một “miền đất hứa”. Dương cầm được quay ꦛtại eo đất Auckland, tại bãi biển Karekare hoang vắng với những con sóng dữꦚ dội, trắng xóa.
Tôi không được cha cho xem hết Dương cầm bởi lý do là khi ấy… chưa đủ tuổi và có lẽ một đứa trẻ mới lên 7 cũng sẽ chẳng thể cảm nhận được hết ý nghĩa của bộ phim này. Tuy nhiên, tôi đã kịp ghi lại vào tâm trí hình ảnh người đàn bà câm ngồi chơi đàn dương cầm, cô bé gái thì nhảy múa xung quanh. Đó là một cảnh quay tuyệt đẹp và đầy tính nhạc. Người đàn bà ấy nở một nụ cười thật hiền hậu, khác với vẻ cau có ở đầu phim. Cô thả hồn mình qua những phím đàn giữa không gian rộng lớn của đất trời, của miền đất mới. Giai điệu đầy cảm xúc của bản nhạc The Heart Asks Pleasure First cứ thế đọng lại trong tôi và gợi mở, khiến tôi bắt đầu tìm hiểu về nghệ thuật – phim ảnh, âm nhạc, hội họ𓆏a và cả đất nước New Zealand.
Tôi bắt đầu học chơi Piano, xem nhiều bộ phim hơn, tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa – đất nước – con người New Zealand. Khi bước vào tuổi teen, tôi được xem rất nhiều bộ phim truyền hình của đất nước này như Đảo giấu vàng, Truyền thuyết về William Tell với những cảnh quay thiên nhiên choáng ngợp. Tuy nhiên, không cảnh quay nào về New Zealand trong các bộ phim để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc như hình ảnh người đàn bà câm ngồi chơi đàn bên bờ biển Auckland trong Dương cầm, kể quả loạt phim The Lord of the Rings (Chúa Nhẫn) sau này.
Bẵng đi một thời gian, mãi tới năm 22 tuổi khi theo học một lớp điện ảnh ngắn hạn, tôi mới có dịp xem trọn vẹn bộ phim Dương cầm và hiểu về ý nghĩa của nó. Tới cảnh quay Ada chơi đàn bên bờ biển, tôi thực sự xú♛c động, xốn xang như khi gặp lại một người bạn cũ. Vẫn là nụ cười ấy, vẫn là những giai điệu ấy, vẫꦛn là không gian ấy nhưng tôi thì đã thay đổi, đã thực sự trưởng thành chứ không còn là một cô bé 7 tuổi với đôi mắt to tròn háo hức ngồi “xem ké” những bộ phim của cha nữa.
Tôi không trở thành một nghệ sĩ dương cầm nhưng vẫn giữ thói quen chơi Piano mỗi khi rảnh rỗi như một hình thức giải tỏa stress của cuộc sống, của công việc. Tôi luôn biết ơn bộ phim Dương cầm cũng như đất nước New Zealand đã xuất hiện tro🍨ng ký ức tuổi thơ tôi, đưa tôi đến với niềm đam mê nghệ thuật và trở thành một con người yêu sự duy mỹ. New Zealand quả thực đúng như tên gọi “miền đất hứa” - có thể hiện hữu, tồn tại bằng những hình ảnh, âm thanh dù là âm thầm trong hồi ức của một con người nhưng vẫn luôn gợi mở về🔥 một chân trời mới, thôi thúc sự khám phá.
Tôi vẫn mơ ước có một ngày được tới Auckland, được đi dạo trên bãi biển Karekare trong ánh chiều buồn không một bóng người. Ở đó sẽ có “một sự lặng thinh tại nơi chưa từng có âm thanh, một sự tĩnh lặng tại nơi âm thanh không tới được – trong ngôi mộ lạnh, dưới biển xanh sâu thẳm” – như câu thoại kết thúc bộ phim Dương cầm. Giữa không gian mênh mông của đại dương, những con sóng, bờ cát; tôi sẽ đi tìm lại bóng hình của người đàn bà câm với tiếng đàn đầy mê hoặc t꧟rong ký ức năm xưa. Đó là một “New Zealand” của riêng tôi…
Clip: Khoảnh khắc đẹp trong phim "Dương cầm" |
|
Phạm Mai Ly