Điện Kremlin hôm 24/11 cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã điện đàm với Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al-Sud🔯ani, chúc mừng ông Al-Sudani đảm nhận vai trò thủ tướng.
"Nỗ lực của một số quốc gia p🔯hương Tây nhằm áp đặt hạn chế đối với giá dầu thô Nga cũng đã được hai bên thảo luận", Điện Kremlin trích dẫn cuộc điện đàm cho hay. "Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh rằng những hành động như vậy trái với các nguyên tắc quan hệ thị trường và rất có khả năng dẫn đến những𒀰 hậu quả nghiêm trọng đối với thị trường năng lượng toàn cầu".
Nga và Iraq đều là những nhà sản xuất dầu lớn và là thành viên th༒ỏa thuận OPEC+, thỏa thuận đặt ra mức sản lượng dầu nhằm quản lý giá trên thế giới. Theo Điện Kremlin, hai lãnh đạo cũng đánh giá tích cực về công việc của hai nước trong khuôn khổ OPEC+ giúp "ổn định thị trường dầu mỏ thế giới𝐆".
G7 đang xem xét mức trần đối với dầu được vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mức 65-70 USD/thùng, dù các chính phủ Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa đạt thỏa thuận về mức giá và các𒆙 cuộc đàm phán sẽ tiếp tục.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm 24/11 nói rằng các thành viên EU đang làm việc "hết tốc lực" về gói trừng phạt thứ chín đối với Nga do chiến dịch quân sự ở Ukraine và sẽ "rất sớm" cùng G7 và các đối tác lớn khác thông qua mức giá trần toàn cầ✃u đối với dầu mỏ Nga.
Bộ Tài chính Mỹ đầu tuần này cũng xác nhận Washington và các♔ đồng minh đang lên kế hoạch chốt giá trần đối với dầu Nga trong "vài ngày tới", khi họ tìm cách cắt đứt nguồn tài trợ quan trọng cho ಞMoskva.
Giá trần sẽ là cơ sở cho lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 5/12, cấ👍m các công ty vận chuyển hoặc cung cấp bảo hꩲiểm cho các lô hàng dầu Nga được bán trên mức giá cố định.
Đáp trả lại động thái mới nhất của G7 và EU, Nga tuyên bố không cung cấp d🍷ầu, khí đốt cho những nước áp giá trần. Tuy nhiên, M💖oskva sẽ đưa ra quyết định cuối cùng sau khi phân tích các số liệu được thảo luận ở châu Âu.
Huyền Lê (Theo AFP, Reuters, Anadolu)