Bác sĩ Ohmagari, giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh tại Trung tâm Quốc gia về Y tế và Sức khỏe Toàn cầu, đồng thời là thành viên hội đồng chuyên gia tư vấn cho chính phủ Nhật Bản về sự bùng phát dịch Covid-19, hôm nay nói rằng việc cách ly du thuyền Diamond Princess "có thể khô🀅ng hoàn hảo".
Theo ông, chính phủ Nhật đã đưa ra ꩵ"qu༒yết định khó khăn" khi cho phép thủy thủ đoàn của Diamond Princess tiếp tục làm việc trên tàu, bất chấp nguy cơ lây nhiễm nCoV, để đảm bảo du thuyền vận hành trơn tru.
Tuy nhiên, chính quyết định không tách riêng thủy thủ đoàn từ đầu giai đoạn cách ly đã khiến nhữn♑g thủy thủ bị nhiễm nCoV có thể đã lây virus theo mô hình F2 hoặc F3 cho các thành viên thủy thủ đoàn và hành khách, khiến tình hình nhiễm bệnh trên tàu thêm trầm trọng.
"Chúng tôi ngờ rằng một số thủy thủ trên tꦐàu có thể đã bị nhiễm nCoV, nhưng họ phải vận hành du thuyền, gặp hành khách, giao đồ ăn. Điều đó có thể đã gây ra tiếp xúc gần gũi giữa thủy thủ trên tàu và hành khách", Ohmagari nói.
Du thuyền Diam🐼ond Princess thuộc sở hữu của một công ty Mỹ đã bị Nhật Bản cách ly hai tuần hồi đầu tháng này sau khi nCoV được phát hiện trên tàu. Ít nhất 705 người đã nhiễm virus trong thời gian cách ly, 4 người tronꦺg số đó đã chết. Du thuyền có thời điểm trở thành ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục.
Tại cuộc họp báo hôm 24/2, Yosuke Kita, điều phối viên cấp cao của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, cho biết các thành viên thủy thủ đoàn không thể bị cô ✱lập hoàn toàn. "Thật không may, để duy trì cuộc sống hàng ngày của hơn 3.700 hành khách, chúng tôi cần sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các nhân viên trên tàu", ông nói.
Trong số 1.045 thành viên thủy 🌺thủ đoàn trên tàu 𝓀Diamond Princess, ít nhất 150 người đã bị nhiễm nCoV.
Tiết lộ của giới chuyên gia y tế có thể khiến chính phủ Nhật Bản càng chịu chỉ trích nhiều hơn về các biện pháp kiểm dịch đối với du thuyền Diamond Princess. Khi virus lây lan nhanh chóng trên tàu, hành khách, thủy thủ đoàn và các chuyên gia quốc tế đều bày tỏ quan ngại🍬 về việc xử lý khủng hoảng của Tokyo và rủi ro mà nó gây ra cho những người trên tàu.
Phản ứng trước những lời chỉ trích, Bộ Y tế Nhật Bản hôm 20/2 cho biết họ liên lạc thường xuyên với các nhóm kiểm soát lây nhiꦕễm và các chuyên gia bên ngoài để đảm bảo kiểm dịch hiệu quả. Hàng trăm thành viên thủy thủ đoàn người Philippines hồi hương hôm qua, song hàng trăm người khác, nhiều người đến từ Ấn Độ và Indonesia, vẫn ở trên tàu. Tất cả hành khách đã rời khỏi tàu.
Ohmagari thừa nhận rằng tất cả các thành viên thủy thủ đoàn lẽ ra cần được cách ly cùng lúc với hành khách. "Tôi tin rằng đó là một quyết định khá khó khăn, bởi không có các thành viên thủy thủ đoàn, họ không thể tự vận hành du thuyền. Tôi rất ti𒉰ếc vì những gì đã xảy ra bởi du thuyền có những hạn chế về cơ sở vật chất do cấu trúc của nó", ông nói.
Huyền Lê (Theo CNN)