"Iran sẽ không đơn độc nếu༒ bị Mỹ tấn công, vì số phận cả khu vực Trung Đông gắn chặt với Cộng hòa 💝Hồi giáo", Hassan Nasrallah, thủ lĩnh nhóm vũ trang Hezbollah ở Lebanon, phát biểu hồi tháng 2.
Iran đã mở rộng đáng kể tầm ảnh hưởng trong khu vực trong 10 năm qua, giúp gây dựng và phát triển nhiều nhóm vũ trang đồng minh tại Lebanon, Syria, Iraq, Yemen và Dải Gaza. Đây là những lực lượng có thể được triển khai nếu nổ raဣ xung đột quân sự Mỹ - Iran, mở rộng quy mô chiến trường nhằm gây thiệt hại tối đa cho Washington.
Tổ chức Hezbollah là một trong nhữ🐻ng nhóm vũ trang hùng mạnh và có uy lực nhất tại Trung Đông, giúp Iran đe dọa trực tiếp lãnh thổ Israel. "Đây là sản phẩm xuất khẩu thành công nhất và đóng vai trò là công cụ đa năng của Tehran", cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ Jeffrey Feltman nhận xét.
Hezbollah được Vệ binh Cách ꦓmạng Hồi giáo Iran (IRGC) thành lập vào năm 1982 nhằm đối phó với chiến dịch quân sự của Israel tại Lebanon. Tổ chức này tiến hành cuộc chiến du kích dài 18 năm, buộc Tel Aviv rút hết lực lượng khỏi Lebanon vào năm 2000༺.
Nhóm vũ trang Lebanon đang sở hữu kho vũ khí lớn với hàng chục nghìn quả rocket và tên lửa dẫn đường có thể đe dọa lãnh thổ Isra❀el, cùng hàng nghìn tay súng được huấn luyện kỹ càng và có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Các đơn vị Hezbollah chiến đấu cùng quân đội chính phủ Syria trong hơn 6 n💙ăm qua, thu được nhiều bài học và mở rộng tầm ảnh hưởng tại nước này.
Lực lượng Hezbollah có uy lực vượt trội so với quân đội Lebanon, đồng thời nắm giữ nhiều quyền lực trong quốc hội và chính phủ nước này. Bất chấp những tuyên bố cứng rắn, lãnh đạo Hezbollah từng tỏ ý không muốn nổ ra thêꦅm một cuộc chiến với Israel. Nhóm vũ trang này cũng ít khả năng tham chiến trong giai đoạn đầu xung đột Mỹ - Iran trừ khi bị khiêu khí💟ch.
Phiến quân Houthi tại Yemen được Iran hậu thuẫn tiến hành cuộc chính biến năm 2012 nhằm lật đổ Tổng thống Ali Abdullah Saleh và chiếm được thủ đô Sanaa sau đó hai năm.🍰 Liên quân do Arab Saudi dẫn đầu mở chiến dịch can thiệp quân sự vào năm 2015 nhằm loại bỏ tổ chức này, dẫn tới cuộc chiến làm hàng chục nghìn người chết và thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.
Arab Saudi coi Houthi là lực lượng ủy nhiệm của Iran, trong khi nhiều nước phương Tâ﷽y thường xuyên cáo buộ♏c Tehran trang bị khí tài hiện đại cho phiến quân Yemen nhằm đối phó với Riyadh. Iran thể hiện ủng hộ lực lượng này nhưng luôn bác bỏ cáo buộc tuồn vũ khí cho Houthi.
Các đợt tập😼 kích của Houthi thường gây thiệt hại nặng cho liên quân do Arab Saudi dẫn đầu. Ph𒅌iến quân từng nhiều lần dùng tên lửa đạn đạo hoặc thiết bị bay không người lái mang thuốc nổ để tấn công cơ sở hạ tầng của Arab Saudi.
Iran đã huấn luyện, cấp tiền và trang bị cho dân quân Shiite tại Iraq nhằm chống lại quân đội Mỹ sau chiến dịch lật đ⛄ổ tổng thống Saddam Hussein năm 2003, trước khi chuyển hướng sang cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ꧂gần đây.
Th🍨ủ l♐ĩnh các nhóm vũ trang như Asaib Ahl al-Haq, Kataeb Hezbollah và Badr đều có quan hệ thân cận với tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của IRGC.
Các nhóm này chiến đấu dưới sự bảo trợ của Lực lượng Động vi💧ên Chung (PMF) thành lập năm 2014 và được chính phủ Iraq chấp thuận. IS đã bị đánh bại nhưng PMF vẫn là lực lượng có ảnh hưởng tại Iraq với 140.000 quân và quan điểm chính trị thân Iran. Một số chỉ huy dân quân từng yêu cầu Mỹ rút quân khỏi nước này và đe dọa dùng vũ lực buộc họ rời đi n𓆉ếu cần thiết.
Tehran từ lâu đã hậu thuẫn nhiều nhóm vũ trang ở Dải Gaza như Hamas. Tu🎐y nhiên, quan hệ gi👍ữa Iran và Hamas đã nguội lạnh từ năm 2011 khi hàng triệu USD viện trợ cho tổ chức này bị cắt.
Chính phủ Iran dường như vẫn duy trì hỗ trợ quân𒆙 sự cho cánh vũ trang của Hamas, nhưng phần lớn nguồ𒐪n viện trợ hiện nay đến từ Qatar. Điều này khiến tổ chức Palestine ít khả năng tham chiến cùng Iran nếu nổ ra xung đột tại Trung Đông. Dù vậy, Hamas vẫn sở hữu nhiều vũ khí đủ sức đe dọa lãnh thổ Israel nhằm giảm áp lực cho Iran.
Vũ Anh (Theo AP)