Trung Quốc hôm 24/11 dừng nhập khẩu tôm đông lạnh từ một công ty Ecuador trong một tuần. Tiến sĩ Ngô Tôn Hữu, trưởng nhóm dịch tễ học tại CDC Trung Quốc, tuần trước nói: "꧙Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hải sản và thịt đông lạnh là vật trung gian đưa virus vào Trung Quốc".
Vấn đề nCoV hiện diện trên bao bì thực phẩm đông lạnh được chú ý do một số đợt dịch bùng phát ở Trung Quốc liên quan đến các chợ thực phẩm bán buôn, tiêu biểu là đợt dịch vào tháng 6 ở ngoại ô Bắc Kinh. Chún🎃g đã khiến Trung Quốc loại bỏ cáܫ hồi hun khói khỏi các kệ siêu thị và dẫn đến nhiều sự việc tương tự trên toàn quốc liên quan đến thịt gà, thịt bò và hải sản từ gần hai chục quốc gia. Tại một số siêu thị, thịt nhập khẩu hiện được dán nhãn 'không có nCoV'.
Giữa tháng 11, thành phố Tế Nam phát hiện nCoV trên bao bì thịt bò đông lạnh nhập khẩu từ Brazil, Bolivia, New Zealand. Thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam và thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây thu được mẫu virus trê🌃n bao bì ♌thịt lợn nhập khẩu từ Argentina. Giới chức Giang Tô và Sơn Đông cũng tìm thấy nCoV trên bao bì thịt bò từ Argentina. Thành phố Vũ Hán có phát hiện tương tự với lô hàng từ Brazil.
Việc các nhân viên vận chuyển hàng hóa nhiễm nCoV cũng làm tăng thêm nghi ngờ về vấn đề virus trên bao bì. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa đưa ra bằng chứng cho thấy bao bì 🌺thực sự là con đường lây truyền. Không loại trừ những người nói trên lây nhiễm theo đường từ người sang người.
Các đối tác thương mại của Trung Quốc, bao gồm Mỹ, New Zealand, Canada và 🅘EU, nói rằng họ không rõ phương pháp xác định của Trung Quốc và không thấy bằng chứng rõ ràng rằng sản phẩm của họ mang virus. Mỹ đã đặt câu hỏi liệu các lệnh h🌄ạn chế nhập khẩu của Trung Quốc có dựa trên cơ sở khoa học hay không và cho rằng các lệnh cấm có thể dẫn đến rào cản thương mại không công bằng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên gọi cáo buộc của Mỹ là "hoàn toàn vô lý và vô căn cứ". Các biện pháp của Trung Quốc là "cần thiết vì cầnᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ đặt tính mạng của người dân lên trên hết và cần bảo vệ sức khỏe của người dân", ông nói vào tuần trước.
Trong một tuyên bố với AP, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các trường hợp virus sống được phát hiện trên bao bì có vẻ "🌠hiếm và nhỏ lẻ". Mặc dù virus có thể "tồn tại lâu dài trong điều kiện bảo quản lạnh", không có bằng chứng về việc co🍸n người mắc Covid-19 từ tiêu thụ thực phẩm, WHO nói.
nCoV chủ yꦕếu lây lan qua đường giọt bắn, tuy nhiên, nó cũng có thể bám trên ꩲcác bề mặt và giới chức y tế công cộng đã khuyến cáo mọi người rửa tay cẩn thận và tránh tiếp xúc cơ thể với người khác. Trong điều kiện càng lạnh và càng khô thì virus có thể tồn tại trên bề mặt càng lâu. Lau mặt bàn, tay vịn và các bề mặt khác là cách phổ biến để đảm bảo an toàn. Một số người cũng khử trùng túi và hộp họ sử dụng.
Các dấu vết virus được tìm thấy trên bao bì có thể lây nhiễm hoặc không lây nhiễm, theo Timothy Newsome, nhà virus học tại Đại học Sydney. Ông cho biết các xét nghiệm độ nhạy cao đang được sử dụng có thể ph🙈át hiện cả virus sống và tàn dư virus mà không thể🔯 phân biệt được giữa chúng.
"Việc virus tồn tại trên bao bì có thể xảy ra và có thể gây ra một số rủi ro, nhưng chắc chắn có nguy cơ lây nhiễm thấp", ông nói. "Chúng tôi biết nhiệt độ thấp giúp virus ổn định. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nguy cơ lây truyền qua bề mặt từ những thứ 𝄹được vận chuyển khá thấp".
Kết quả xét nghiệm dương tính "k⛄hông đồng nghĩa với việc đó là virus có khả năng lây nhiễm, có thể là m🦋ột số dấu vết của virus hiện diện trên bề mặt đó", Andrew Pekosz, từ Trường Y tế Công cộng Bloomberg thuộc Đại học Johns Hopkins, cho biết.
"Tôi không thấy dữ liệu thuyết phục nào cho thấy nCoV trên bao🎶 bì thực phẩm có nguy cơ lây nhiễm đáng kể", ông nói.
Phương Vũ (Theo AP)