Trong lúc các lãnh đạo Mỹ và ASEAN tham dự hội nghị cấp cao ở Sunnylands để bàn về quan hệ hợp tác và an ninh hàng hải trên Biển Đông, Trun🐠g Quốc đã âm thầm điều các khẩu đội tên lửa phòng không HQ-9 lên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Giới phân tích đánh giá hai khẩu đội HQ-9 với 16 quả tên lửa này ẩn chứa nhiều ẩn họa đối với hòa bình, an ninh trên Biển Đông và khu vực.
Theo bình luận viên James Holmes của Reuters, hành động này của Bắc Kinh là một biện pháp đáp trả đối với những thách 🦩thức của Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á đối với cái mà họ tự nhận là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hơn 80% diện tích Biển Đông. Bằng hành động này, Trung Quốc đang dần dần đẩy khu vực vào một tình thế "chiến tranh không dùng vũ lực", Holmes nhấn mạnh.
Theo định nghĩa của chiến lược gia quân sự người Phổ Carl von Clausewitz, chiến tranh là một cuộc thử thách ý chí, được th﷽ể hiện thông qua việc triển khai con người và vũ khí trong những trận đụng độ trên chiến trường. Những người giành ưu thế về quân sự sẽ chiến thắng, và sẽ bẻ gãy ý chí tiếp tục cuộc chiến của kẻ thù, qua đó giành được thành công về chiến lược và chính trị.
Tuy nhiên có một hình thức chiến tranh khác cũng quyết liệt không kém, đó là "khẩu chiến". Thay vì triển khai binh lực, vũ khí trên chiến trường, các cuộc khẩu chiến diễn ra với những lời đe dọa sử dụng các lực lượng đó. Để giành chiến thắng trong cuộc chiến không tiếng súng này, các bên tham gia khẩu chiến sẽ phải khiến đối phương🐻 vàꦚ những người xung quanh tin rằng họ sẽ thắng nếu chiến tranh thực sự nổ ra.
Bằng b⛎iện pháp này, các bên có th🧸ể giành được phần thắng mà không cần phải trả cái giá rất nguy hiểm, đắt đỏ và khủng khiếp của chiến tranh. "Chiến thắng không cần tốn một viên đạn", đó là mơ ước của bất cứ lãnh đạo nào trên thế giới.
Theo ông Holmes, bằng việc triển khai tên lửa tối tân thế hệ 4 HQ-9 có tầm bắn tới 200 km xuống Hoàng Sa, Trung♔ Quốc dường như đang muốn các nước châu Á và phương Tây tin vào sức mạnh "bất khả chiến bại" của mình. Sự hiện diện của hai khẩu đội tên lửa này trên đảo Phú Lâm đã nga⛦y lập tức thu hút sự chú ý của thế giới, và các quan chức, tướng lĩnh Mỹ, Đài Loan đã lập tức lên tiếng xác nhận về chủng loại của các vũ khí này.
Rõ ràng, HQ-9 là hệ thống vũ khí khá đáng gờm về phương diện quân 𓂃sự. Với tầm bắn 200 km, những khẩu đội tên lửa này có thể khống chế toàn bộ quần đảo💖 Hoàng Sa, đe dọa tới bất cứ máy bay quân sự nào bị coi là "thù địch" hiện diện trong khu vực.
Với diện tích tác chiến hơn 125.000 km vuông, một khẩu đội HQ-9 có thể bắn hạ bất cứ máy bay nào tiến lại gần quần đảo Hoàng Sa, trong đó cไó đảo Tri Tôn, nơi tàu khu trục USS Curtis Wilbur của Mỹ vừa tiến hành một cuộc tuần tra tự do hàng hải hồi tháng🅺 trước. 16 quả tên lửa thuộc hai khẩu đội HQ-9 này hoàn toàn có thể bắn rụng bất cứ chiếc trực thăng quân sự nào cất cánh từ những chiếc tàu như USS Curtis Wilbur.
Theo các chuyên gia quân sự, HQ-9 là một phiên bản gần tương tự như hệ thống S-300 của Nga, loại tên lửa đã khiến các tướng lĩnh k💛hông quân Mỹ và đồng minh phải "mất ăn mất ngủ". Không những thế, HQ-9 còn được cho là đã tích hợp các công nghệ từ tên lửa Patriot tiên tiến của Mỹ. Sau chiến tranh Vùng Vịnh, Trung Quốc đã mua một khẩu đội Patriot từ Israel để nghiên cứu và áp dụng công nghệ để cải tiến HQ-9 trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển.
Thực tế đó sẽ khiến các chiến lược gia Mỹ phải tính toán, cân nhắc khi quyết định thách thức 🧸những hạn chế quyền tự do hàng hải quá đáng của Trung Quốc trong tư💃ơng lai.
Hệ thống hỏa lực dày đặc
Ông Holmes chỉ ra rằng 16 quả tên lửa HQ-9 ở Hoàng Sa không phải là một hệ thống vũ khí đơn lẻ của Trung Quốc. Chiến lược quân sự của Tru𒉰ng Quốc hiện nay là chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD), với mục tiêu dựng lên những lớp phòng thủ ngày càng dày đặc chống lại tàu chiến, máy bay, tên lửa đối phương trên những khu vực mà họ tự nhận là lãnh thổ của mình.
Hiện nay Trung Quốc đã bố trí các hệ thống tên lửa diệt hạm dọc🐻 bờ biển của mình, có khả năng khống chế gần như toàn bộ Biển Đông. Các chiến đấu cơ gắn tên lửa trên các căn cứ ở đất liền cũng là một phần của hệ thống phòng thủ, giống như các tàu chiến và tàu ngầm trang bị tên lửa phòng không, đối hạm.
Việc triển khai các tꦗên lửa phòng không xuống đảo Phú Lâm hiện nay hoặc các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong tương lai sẽ bổ sung thêm cho hệ thống đó, tạo ra những lưới lửa hỏa lực phòng không dày đặc đan xen lẫn nhau. Nói cách khác, bất cứ máy bay, tàu chiến nào của nước ngoài tiến vào khu vực này sẽ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa đến từ mọi hướng khác nhau. Điều đó sẽ khiến các chỉ huy quân sự cảm thấy chùn bước khi muốn điều các khí tài hiện đại, đắt tiền tới Đông Nam Á, ông Holmes nhận định.
Cứ như thế, Trung Quốc sẽ dần dần ngang nhiên chiếm giữ, kiểm soá൲t các hòn đảo mà không cần phải giao chiến. Khi buộc đối phương phải tin vào sức mạnh của mình, Trung Quốc càng có cớ ngang ngược tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" trên Biển Đông, bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế.
Việc thể hiện ưu thế bằng cơ bắp trên Biển Đông cũng giúp Bắc Kinh đề ra luật chơi cho bất cứ tàu thuyền, máy bay nào hoạt động trong khu vực. Nó cũng tạo điều kiện c🌺ho Trung Quốc đóng cửa các tuyến hàng hải đi qua Biển Đông đối với tàu thuyền nước ngoài khi họ cảm thấy cần thiết, biến một trong những tuyến trung chuyển hàng hải lớn nhất♊ thế giới này thành "vùng cấm".
Theo các chuyên gia quốc tế, hải quân chính là lực lượng đảm bảo quyền tự do hàng hải trên biển. Khi một nước nào đó đ🐷ưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý, phi pháp, hạn chế quyền tự do hàng hải, hải quân các nước sẽ hiện diện để ngăn chặn những tuyên bố đó biến 🐠thành một thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc đang vin vào điều này để phục vụ cho mục đích khẩu chiến của mình.
Sau khi Mỹ lên tiếng ch𒐪ỉ trích sự hiện diện của tên lửa HQ-9 ở Hoàng Sa, Trung Quốc lập tức tố ngược lại rằng chính Mỹ mới là nước đang "quân sự hóa" Biển Đông với sự hiện diện của các tàu chiến trên vùng biển này. ꦿKhi biến Mỹ thành kẻ khơi mào, Trung Quốc có thể ngang nhiên thực hiện các bước quân sự hóa tiếp theo để "tự bảo vệ" trên vùng biển mà chính họ mới là bên đã thách thức quyền tự do hàng hải quốc tế, ông Holmes nói.
Bởi vậy, chuyên gia này cho rằng việc tranh cãi bằng lời nói với Trung Quốc hiện này đã là quá đủ. Để đáp trả thách thức đến từ tên lửa HQ-9 của Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh, đối tác ở châu Á cần phải thể hiện quyết tâm rằng họ có thể thực hiện quyền tự do hàng hải bất chấp những điều tồi tệ nhất mà♑ hải quân Trung Quố🎀c đe dọa sẽ gây ra cho họ.
"Họ cũng cần tính đến việc chứng minh rõ ràng rằng họ có thể dễ dàng 𒁏xóa sổ các khẩu đội tên lửa Trung Quố✨c khi chiến sự nổ ra. Khi làm như vậy, họ có thể khiến Trung Quốc và các nước khác tin vào quyết tâm, sức mạnh của họ, và củng cố khả năng răn đe đối với bất cứ hành vi nào trong tương lai của Bắc Kinh", ông Holmes nhấn mạnh.
Đại diện Bộ Ngoại giao hôm nay đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối các hoạt động của Bắc Kinh vi phạm chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, đồng thời gửi lên Liên Hợp Quốc. Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng có công hàm gửi Tổng Thư ký L🌠HQ Ban Ki-moon đề nghị lưu hành chính thức công hàm nói trên.
"Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông", ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều nay cho biết phản ứng về việc Trung Quốc bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa. "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó", ông Bình nඣói.
Trí Dũng