Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ở The Hague, Hà Lan hôm 12/7 tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi b💮𝔉ò" mà nước này đơn phương đưa ra. Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ nghiên cứu biển Đông và Ban Nghiên cứu Luật Bi﷽ển🍎 và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam trao đổi với VnExpress về các điểm đáng chú ý trong phán quyết.
- Ông đánh giá thế nào về việc Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ quyền lịch sử trong yêu sách "đường lưỡi bò" do Trung Quốc đơn phương đưa ra trên Biển Đông?
- ꦏDựa trên phần thông báo tóm tắt của Toà Trọng tài, tôi cho rằng các đệ trình của Philippines đã được tòa chấ🍃p nhận khá nhiều.
Việc tòa bác bỏ quyền lịch sử đối với tài nguyên nằm trong "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đã đáp ứng mong đợi của nhiều người. Phán quyết này đã bác bỏ cách diễn giải phổ biến của Bắc💖 K♐inh rằng: Người Trung Quốc đã thiết lập vùng đánh cá truyền thống lâu đời ở Biển Đông nên việc này tạo ra quyền lịch sử, mang đến những đặc quyền riêng.
Thông báo của Tòa nêu rõ "không có bằng chứng" cho thấy Trung Quốc đã kiểm soát v🅷ùng biển nằm trong "đường lưỡi bò" trong thời gian dài. Quy định về các yêu sách tồn tại trước khi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) ra đời cũng được Công ước xem xét, bàn bạc tới nhưng sau đó không được đưa vào vì đã có quy định cụ thể về Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Việc duy trì yêu sách "đường lưỡi bò" như là các quyền lịch sử sẽ mâu thuẫn🅘 với EEZ. Tòa sẽ ưu tiên các quy 🀅định về EEZ trong UNCLOS.
Tôi cho rằng phán quyết của Tòa giống như gáo nước lạnh tạt vào Trung Quốc. Nước này luôn rêu rao về "trỗi dậy hòa bình", "cường quốc có trách nhiệm", "tuân thủ luật pháp quốc tế", thế nhưng hiện họ lại bác bỏ phiên tòa, gọi phán quyết là không có giá trị, chẳng khác nào tờ giấy lộn. Tôi nghĩ dư luận thế giớ♑i sẽ có đán🐓h giá cụ thể về việc này.
- Trong thông báo vắn tắt của Tòa có nội dung: Tòa có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có. Điểm này ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam?
- Để làm rõ yếu tố này, chúng ta cần nghiên cứu toàn bộ nội dung phán quy❀ết dài hàng trăm trang của Tòa. Theo tôi, phán quyết của Tòa có phần lợi và phần bất lợi cho Việt Nam và phần lợi cho Việt Nam nhiều hơn, cụ thể là bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò".
Toà khẳng định rằng không một cấu trúc nào thuộc quần đảo Trường Sa có thể đáp ứng là đảo theo điều 121 UNCLOS, do đó không có vùng đặc quyền kinh tế kèm theo. Các cấu trúc này c🔯hỉ có thể đáp ứng yêu cầu tối đa là đá, và do đó, tối đa chỉ có lãnh hải 12 hải lý đi kèm.
Theo tôi, cấu t🌄rúc ở Trường Sa được xác định "không tạo ra EEZ" sẽ góp phần thu hẹp vùng tranh chấp. Trung Quốc luôn viện cớ việc đang kiểm soát những cấu trúc ở Trường Sa để nói rằng họ có thể mở rộng các quyền trên các vùng nước xung quanh các cấu trúc đó. Nhưng nay, với phán quyết của Tòa, Trung Quốc khó có thể viện dẫn được lý lẽ như vậy.
- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phản bác phán quyết của Tòa và Trung Quốc cũng ra sách trắng phủ nhận. Ông dự đoán thế nào về các hành động của Trung Quốc trên thực địa?
- Từ khi ông Tập lên nắm quyền, tiếng nói của phe diều hâu trong quân đội Trung Quốc tăng mạnh. Có lẽ Trung Quốc sẽ tăng cường hoạt động trên thực địa. Đầu tiên Trung Quốc sẽ tìm cách dằn mặt Philippines để chứng tỏ với thế giới họ không coi phán quyết của Tòa ra gì. Có dự đoán cho rằng Trung Quốc sẽ bồi lấp bãi cạn Scarborough thành đảo nhân tạo như họ đã làm ở Trường Sa. Tiếp đó, Trung Quốc sẽ gia tăng "trả thù" Philippines bằng cách chiếm quyền kiểm soát Bãi Cỏ Mây (thuộc Trườn൲g Sa của Việt Nam). Philippines hiện có một tàu chiến cũ đang đậu ở đó với 7 thủy thủ. Trung Quốc từng bao vây không cho Philippines tiếp tế và Bắc Kinh chỉ chịu rút lực lượng sau khi hải quân Mỹ xuất hiện. Tôi cho rằng điều này có thể lặp lại với mức độ nghiêm trọng hơn.
Khả năng nữa là Trung Quốc sẽ tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, ngang ngược thể hiện sự thách thức với luật👍 pháp quốc tế.
- Tòa không có chế tài để buộc các bên thực hiện phán quyết. Lúc này, các cường quốc trong khu vực có vai trò như thế nào?
- Có ý kiến nói Trung Quốc không thực thi thì sẽ không ai làm gì được vì không có cơ quan thực hiện phán quyết. Đương nhiên nếu điều đ🌳ó xảy ra, sẽ không nước nào mang máy bay, ༒tàu chiến tới tấn công Trung Quốc.
Nhưng sức ép của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia có tiềm ജlực kinh tế, quân sự như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ hay EU sẽ khiến mọi thứ trở nên rất 🌞khác.
Vừa rồi, Trung Quốc tuyên bố cải tạo bãi cạn Scaroborough mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Ngay lập tức, tàu sân bay Mỹ xuất hiện gần đó khiến Trung Quốc phải rút đi. Sau phán quyết, hành động của Mỹ về duy trì tự do hàℱng hải và tự do hàng không sẽ có cơ sở pháp lý mạnh hơn nữa. Phán quyết của Tòa cũng khẳng định việc bãi cạn Scarborough nằm trong EEZ của Philippines, nên việc Trung Quốc ngăn cản tàu thuyền của ngư dân Philippines ra vào là vi phạm quyền chủ quyền của Philippines.
Ngoài ra, cũng cần tính tới sức ép về kinh tế. Trung Quốc𝔍 mặc dù là cường quốc kinh tế, nhưng họ cũng phải làm ăn với các nước khác, không thể một mình một chợ. Sức ép từ các thị trường lớn như Mỹ, EU sẽ khiến Trung Quốc không thể muốn gì được nấy. Sức ép chính trị của các nước cũng sẽ khiến Bắc Kinh tuân thủ luật chơi chung.꧟
Các tuyên bố mới đây của tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Ngoại trưởng Perfecto Yasay khiến người ta có cảm tưởng Manila đang "ve vuốt" Bắc Kinh. Tuy nhiên, có ý kiến khác nói đây chỉ là "lời chót lưỡi đầu môi". Tất nhiên, xét đến cùng thì Philipp🐲ines vẫn sẽ phải ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc, nhưng họ sẽ có vị thế cao hơn trước bởi đã thắng kiện.
- Phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ ảnh hưởng thế nào đến tranh chấp Biển Đông sắp tới?
- Truyền thông quốc tế gọi đây là vụ kiện thế kỷ, b🌃ởi các nước có liên quan đã tranh cãi khá lâu. Trên thế giới có nhiều tranh chấp biển, nhưng vụ kiện này không đơn thuần là tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều nước trong khu vực. Biển Đông là tuyến giao thương nhộn nhịp nhất thế giới, nên các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và cả Liên minh châu Âu (EU) cùng quan tâm. Thế giới quan tâm tới việc "đường lưỡi bò" có giá trị pháp lý gì, các cấu trúc ở Trường Sa, Hoàng Sa có tạo ra EEZ hay khô🅘ng. Luật quốc tế còn đang bị trống nhiều vấn đề như thế.
Trong bối cảnh các tranh chấp ở Biển Đông bị lâm vào ngõ cụt suốt thời gian dài, phán quyết này ít nhiều gợi mở một hướng giải quyết bằng biện p𒈔háp pháp lý. Các nước có liên quan như Việt Nam, Malaysia có thể coi đây là hướng đi mới.
Trước đây, các nước có thể có lo lắng rằng Tòa trọng tài như vậy có thẩm quyền hay không về giải quyết tranh chấp. Và tòa sẽ giải quyết hay né tránh những vấn đề khó. Tôi cho rằng phiên tòa đã giải đáp phần nào các câu hỏi đó. Phán quyết của tòa mặc dù chỉ ràng buộc Philippines và Trung Quốc nhưng đã tạo thành tiền lệ rất quan trọng. Cácꦏ phán quyết sau này sẽ khó có thể đi ngược lại những điều đã được tuyên.
Trên thực địa, phán quyết của🐻 Tòa sẽ được coi là cơ sở pháp lý quan trọng để cộng đồng quốc tế có sức ép với Trung Quốc. Tuy nhiên,♋ phán quyết đó khó có ảnh hưởng trực tiếp đến các hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, cụ th🌳ể là tại 7 cấu trúc ở Trường Sa mà nước này cưỡng chiếm của Việt Nam. Theo tôi, Trung Quốc sẽ tìm cách chống lại phán quyết của Tòa bằng cách gia tăng hoạt động trên thực địa.
Mức 𓆏độ hoạt động trên thực địa của Trung Quốc như thế nào sẽ phụ thuộc vào "hậu phán quyết", nghĩa là cộng đồng quốc tế sẽ tạo sức ép lên Trung Quốc ra sꦚao.
Xem thêm: Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc 🥃sau phán quyết Biển Đông
Văn Việt