Theo luật pháp của Anh, bất kỳ công dân nào đã rời khỏi đất nước từ 15 năm trở lên đều không được tham gia trưng cầu dân ý, cũng không thể bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tại nước này, theo Time. Qu💎y định này có phần trái ngược với nhiều quốc gia khác, ví dụ như Mỹ, nơi công dân có quyền bầu cử suốt đời miễn lඣà họ còn giữ quốc tịch Mỹ.
Và trong c💖uộc trưng cầu dân ý vừa qua, hàng triệu người Anh đang sống ở nước ngoài, những người ủng hộ mạnh mẽ lựa chọn "ở lại", đã không có quyền bỏ phiếu và🅠 không khỏi thất vọng.
"Lẽ ra đã có những khác biệt. Chúng tôi là một phần trong cộng đồng và di sản của xã hội, nên lẽ ra chúng tôi cũng phải có quyền lựa chọn tương lai của༺ mình", Charlotte Oliver, một luật sư người Anh sống tại Rome, Italy sau khi chu𓆉yển tới đây 15 năm trước để sống cùng bạn trai, cho biết. Hiện họ đã có hai con và cả hai đều mang quốc tịch Anh. "Tôi cảm thấy bị sốc và bàng hoàng", cô nói.
Người Anh sống tại châu Âu hồi đầu năm nay đã khởi động một tiến 🎃trình pháp lý tại các tòa án Anh, hòng tìm cách có được quyền bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6.
Tòa án Nhân quyền châu Âu đã tuyên bố rằng quy định của Anh trên vi phạm quyền của công dâ🧔n châu Âu. Thủ tướng Anh David Cameron cũng cho rằng chính phủ cần rà soát lại quy định này, nhưng sẽ chỉ làm việc đó sau cuộc trưng cầu dân ý.
Về mặt thống kê, không có gì chắc chắn rằng những lá phiếu của người Anh ở nước ngoài sẽ giúp thay đổi cục diện cuộc trưng cầu dân ý. Vậy nhưng những con số cùng cảm giác bị sốc tràn ngập cộng đồng cư dân Anh ở châu Âu cho thấy kết quả lẽ ra ��đã sít sao hơn nhi𝓰ều nếu họ được tham gia.
Trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6, 17,4 triệu người (51.9%) đã bỏ phiếu r🌌ời khỏi EU, so với 16,1 triệu người (48,1%) chọn ở lại, với tỷ lệ người đi bầu là 72,2%.
Trong số 5 triệu người A♏nh đang sống ở nước ngoài, khoảng 1,2 triệu người sinh sống tại 27 quốc gia EU, tập trung chủ yếu tại Tây Ban Nha, Ireland và Pháp, theo số liệu của Liên Hợp Quốc. Chưa thể xác định bao nhiêu người trong số này đã ra nước ngoài trên 15 năm, nhưng con số 1,2 triệu người đó cũng gần tương đương với cách biệt gần 1,3 triệu người mà phe "ra đi" có được so với phe "ở lại" trong cuộc trưng cầu dân ý.
Ngày 24/෴6, nhiều người Anh sống ở nước ngoài cho biết họ thức giấc với cảm giác choáng váng, thậm chí nôn nao trong người – cảm giác rằng mọi quyết định về tương lai của mình giờ có thể phải thay đổi lớn.
Có vô số những điều sát sườn cần cân nhắc, như các khoản trợ cấp, hộ chiếu, y tế cùng nhiều vấn đề khác, mà trước đây ✃hầu như không ai để ý. Lo lắng đầu tiên là liệu họ có được quyền tiếp tục làm việc tại 27 quốc gia châu Âu khác thuộc EU hay không, và liệu họ có còn được phép đi lại tự do khắp châu lục với tấm hộ chiếu Anh của mình hay không.
Hiểu rõ nhữn𝔍g lo lắng này, trong bài phát biểu sáng 24/6, Thủ tướng David Cameron khẳng định ông muốn đảm bảo với những người Anh đang sinh sống tại châu Âu rằng sẽ không có thay đổi ngay lậ𒆙p tức nào đối với họ.
Dù vậy, từ "lập tứ🔯c" khó có thể khiến các cư dân Anh ở nước ngoài yên tâm. Thay vào đó, họ thấy nhiều rắc rối đang chờ ౠđợi ở phía trước, nhất là khi các chi tiết về sự ra đi của Anh đều phải chờ đàm phán với 27 quốc gia EU, những nước đang giận dữ trước quyết định của người Anh.
"Chúng tôi cần phải xin nhập quốc tịch Pháp", Gavin Quinney, một người Aꦑnh làm nghề sản xuất rượu vang tại Bordeaux, Pháp, cho biết. Ông đã rời London cùng vợ tới thành phố này 16 năm trước. "Tôi cùng hàng nghìn người khác sẽ phải tính tới việc đó".
Ông Quinney cho biết thêm rằng sau khi tới Pháp năm 2000, ông đã mua vườn nho rộng 60 mẫu Anh (hơn 240.000 m2) cùng một biệt thự có giá chỉ bằng "một ngôi nhà đẹp ở ngoại ô London". Giờ họ đã có 4 con, được dạy cả hai thứ tiếng và học tại các trường của Pháp. Dù vậy, ông cho biết cả nhà đều tự hào vì là người Anh và♚ tiếp tục hy vọng có thể giữ được quốc tịch Anh song song với quốc tịch Pháp.
Cũng giống như những người khác, Quinney tin rằng Brexit sẽ thay đổi hoàn toàn công việc kinh doanh của mình, bởi gần như toàn bộ 200.000 chai rượu ông sản xuất mỗi năm đều💧 được xuất sang Anh mà không phải chịu một khoản thuế nào, theo quy định thị trường chung của EU.
Còn nhiều mối lo khác nữa các công dân Anh phải đối mặt, bao gồm tình thế của những người nghỉ hưu, đã rời Anh tới sống tại các quốc gia ấm áp hơn ở lục địa châu Âu. Một s💙ố cho biết họ lo rằng các khoản trợ cấp của họ giờ sẽ giảm giá trị do đồng bảng Anh mất giá so với đồng euro. Quả thực, những ngày qua giá trị đồng bảng đang lao dốc.
"Mọi người đều đang trong tình cảnh khó khăn bởi họ phải cố gắng sống dựa vào đồng lương hưu", Heather Tombs, chủ một cơ sở tư vấn cho các công dân Anh ở khu vực Dordogne, ওmiền nam nước Pháp, cho biết. "Tình hình vốn đã không dễ dàng, nhưng giờ nó sẽ cò🎉n tệ hơn".
Sꦗau khi nghỉ hưu, bà Maureen Webster, 66 tuổi, đã rời thành phố Newcastle của Anh để tới vùng Vendee của Pháp năm 2014 để kinh doanh dịch ꦰvụ phòng trọ. Bà lo ngại rằng các cháu của mình ở Anh sẽ không thể dễ dàng tới thăm mình thường xuyên như trước. "Tôi không có từ nào để miêu tả hết cảm giác bàng hoàng và thất vọng của mình", bà Webster nói.
Xem thêm: Hiệ🏅u ứng Donald Trump lý giải nguyên nhân Anh chọn rời EU
Vì sao người Anh ủng hộ rời bỏ EU
Hoàng Nguyên