"Nó chắc chắn sẽ làm sâu sắc thêm căng thẳng, thậm chí dẫn tới thế đối đầu", đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nói, vài giờ sau khi Tòa Trọng tài do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan, đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông hôm 12ꦉ/7.
Ở chiều hướng ngược lại, giới chức Mỹ lại kỳ vọng phán quyết từ Tòa Trọng tài, bác bỏ những cơ sở pháp lý trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biể♑n Đông, sẽ là tiền đề thúc đấy các biện pháp giải quyết xung đột t🐷hông qua ngoại giao.
Phán quyết của Tòa Trọng tài là "một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp ở Biển Đông", ông Daniel Kritenbജrink, 💯giám đốc chính sách châu Á thuộc Nhà Trắng, đánh giá.
Cả ông Kritenbrink lẫn ông Thôi đều phát biểu tại một phiên thảo luận do Trung tâm 🍷Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức. Phát ngôn của họ đã phản ảnh rõ nét sự khác biệt trong quan điểm về vấn đề Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo bình luận viên Matthew Pennington từ AP, dù Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cố gắng thúc đẩy hợp tác để cùng giải quyết các vấn đề🌌 toàn cầu như biến đổi khí hậu, căng thẳng trong mối quan hệ sonౠg phương vẫn không ngừng gia tăng bởi những khúc mắc ở Biển Đông.
Nguy cơ xung đột
Giới chuyên gia đánh giá phán quyết từ Tòa Trọng tài sẽ khoét sâu thêm những bất đồng giữa hai quốc gia dù đôi bên đều khẳng định không muốn vấn đề Biển Đông gây ảnh ꦇhưởng tới mối quan hệ song phương.
Kritenbrink cho hay lập trường của Washington không bị chi phối bởi những bất đồไng với Bắc Kinh, song ông nhấn mạnh Mỹ muốn "duy trì trật tự quốc tế dựa trên pháp luật".
Theo Kritenbrink, nếu luật pháp quốc tế bị phá vỡ và các quốc gia đua nhau gia tăn💯g sức mạnh quân sự, thực hiện các động thái gây hấn, điều này chỉ dẫn tới những "hậu quả bi thảm".
Ông Thôi trong khi đó tái khẳng định qꦜuan điểm của Bắc Kinh ủng hộ đàm phán để giải quyết tranh chấp lãnh thổ nhưng thêm rằng phán quyết từ Tòa Trọng tài "sẽ làm thui chột những triển vọng ngoại giao" ở Biển Đông. Ông đồng thời cảnh báo về nguy cơ bùng phát xung đột trong khu vực.
Giới quan sát suy đoán sau khi tòa ra phán quyết, Trung Quốc có thể khởi động quá trình xây dựng đảo nhân tạo tại bãi ꦓcạn Scarborough tranh chấp với Philippines hay tái thiết lập thế trận để ngăn hải quân Philippines tiếp tế cho các binh sĩ đóng trên tàu chiến cũ Sierra Madre được Manila sử dụng như một tiền đồn tại Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam 🦋từ năm 1999. Mặt khác, Trung Quốc còn có khả năng tuyên bố một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông hay triển k꧙hai chiến đấu cơ tới những ♎đường băng nước này xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thực tế, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân còn ngang nhiên tuyên bố có quyền thiết lập ADIZ ở Biển Đông tùy thuộ♋c vào "mức độ của các mối đe dọa mà Trung Quốc đối mặt", bất chấp phán quyết của tòa.
Amarjit Singh, cố vấn cao cấp tại tổ chức IHS Country Risk, dự đoán Mỹ từ nay sẽ tiến hành các cuộc tuần tra "tự do hàng hải" và điều động máy bay tới Biển Đông với cường độ dày hơn nhằm củng cố phán quy♒ết tòa đưa ra.
Tuy nhiên, ông Thôi lại lập luận rằng nhữn🍎g động thái kiểu như vậy sẽ đe dọa tới an toàn của các tàu dân sự cũng như thương mại. Ông này so sánh chiến lược xoay trục sang châu Á của Tổng thống Obama không khác gì hành vi can thiệp vào các nước Trung Đông nhưജ Iraq, Libya hay Syria mà Mỹ từng thực hiện, ngụ ý rằng chúng có thể dẫn tới tình trạng hỗn loạn.
Anton Alifandi, nhà phân tích về châu Á thuộc tổ chức tư vấn an ninh tình báo IHS, cho biết ông quan ngại trước viễn cả💝nh một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc.
Song theo Alifandi, trong trung hạn, những hành vi gây hấn từ Trung Quốc chưa thể đẩy căng thẳng෴ leo thang tới mức buộc Mỹ phải trả đũa. Dù vậy, "luôn luôn có rủi ro xảy ra những tính toán sai lầm. Đó chính là mối nguy hiểm".
"Nếu một bên áp dụng chiến lược 'bên miệng hố chiến tranh' với suy nghĩ rằng đối phương sẽ nhượng bộ nhưng cuối cùng đó lại là một🌠 bước tính toán sai lầm, khi ấy, tất cả sẽ nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát", Alifandi đánh giá.
Ashley Townshend, chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney, 🐷Australi⭕a, cũng nhận định nguy cơ bùng phát xung đột ở Biển Đông là rất lớn.
Theo Townshend, Trung Quốc "hoàn toàn nhận thức được nguy cơ leo thang căng thẳng ngoài ý muốn" nhưng Bắc Kinh phải thể hiện thái ဣđộ phản đối trước phán quyết của tòa bởi áp lực từ chính trong nước.
Bị Tòa Trọng tài tuyên thua kiện trước Philippines, đồ♔ng mi♌nh của Mỹ, "là một liều thuốc đắng mà Trung Quốc phải uống", Townshend nhận xét. "Chúng ta đang nói tới một quốc gia mà người dân thực sự tin tưởng vào những câu chuyện lịch sử mà họ được kể. Chúng mang âm hưởng dân tộc rất mạnh mẽ".
"Đấy là động lực lớn thôi thúc Trung Quốc hành𝄹 động ở Biển 𝓀Đông", Townshend nói.
Mặt khác, sau phán quyết, nếu Bắc Kinh đẩy mạnh việc xây dựng đảo nhân tạo tại bãi cạn Scarborough tranh chấp với Manila hay gây khó dễ cho các lực lượng Philippines đóng trên🃏 tàu Sierra ♋Madre, Washington chắc chắn sẽ phải phản ứng một cách quyết liệt, dựa trên hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines 1951, cây bút Mark Thompson từ Time bình luận.
"Chúng ta đã đạt đến một bước ngoặt quan trọng", Jerry Hendrix, thuyền tꦬrưởng hải quân Mỹ về hưu hiện công tác tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, cho biết, ám chỉ phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông.
"Mỹ, nhất là lực lượng hải quân, lúc này cần cân ౠnhắc những kế 𒈔hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ cộng đồng quốc tế cũng như góp phần duy trì pháp quyền. Mọi lựa chọn đều cần được xem xét", ông nhấn mạnh.
Xem thêm: Bị giáng đòꦦn phá🧸p lý, Trung Quốc sẽ tìm cách khuấy động Biển Đông
Chiến dịch làm 🌊ngơ trước phán quyết 'đường lưỡi bò' của Trung Q🎐uốc
Vũ Hoàng