Các cuộc đàm phán về thỏa thuận tín dụng được đảm bảo bằng nguồn thu từ dầu mỏ của Iran đang diễn ra, song sự chấp thuận của Mỹ là điều rất quan trọng, Ngoại trưởng Le Drian nói với các phóng viên ngày 3/9 ở Paris. Thỏa thuận này sẽ có giá trị đến hết năm nay và có thể cho phép Iran tiếp cận với nguồn ngoại tệ quan trọng nhằm g🐼iảm bớt khó khăn về kinh tế.
"Ý tưởng của thỏa thuận là mở hạn mức tín dụng được đảm bảo bằng dầu mỏ để đổi lấy hai điều 💮kiện. Một là Iran quay lại với thỏa thuận hạt nhân 2015 (JCPOA), hai là đảm bảo an ninh Vùng Vịnh và đàm phán về an ninh khu vực cũng như thỏa thuận hạt nhân sau năm 2025. Tất cả những điều này chỉ được thực hiện khi nhận được miễn trừ từ Tổng thống Trump", Le Drian nói.
Tuy nhiên, việc đồng ý mở hạn mức tín dụng đối với Iran sẽ mâu thuẫn với chính sách "gây tối đa áp lực" của Mỹ để buộc Iran kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa, cũng như chấm dứt 🐬các hành động bị coi là gây bất ổn cho khu vực.
Mỹ rút khỏi JCPOA từ năm 2018 và áp đặt nhiều lệnh cấm vận đối với Iran nhằm bóp nghẹt nguồn thu ngoại tệ từ xuất 🎀khẩu dầu mỏ của nước này. Các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ đã khiến kinh tế Iran lâm vào khó khăn, bởi dầu♎ mỏ là nguồn xuất khẩu quan trọng nhất.
Nhiều quan chức Mỹ đã phản đối đề xuất mở hạn mức tín dụng của Pháp, dù Tổng thống Donald Trump trước đó đã ngỏ ý muốn gặp lãnh đạo Iran và tiết lộ hôm 27/8 rằng các cuộc đàm phán về cách thức mở hạn mức tín꧑ dụng để cứu vãn nền kinh tế Iran đã được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Pháp. Nhà Trắng hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Tuyên bố của Pháp được đưa ra sau khi Tổng thống Iran Hassan Rouhani thúc giục châu Âu tăng tốc nỗ lực cứu vãn JCPOA và đe dọa sẽ tiếp tục giảm bớt cam kết đối với thỏa thuận vào ngày 5/9 nếu tiến trình này không được đẩy nhꦚanh.
"Nếu châu Âu có thể muaꦕ dầu của Iran hoặc đặt cọc để chúng tôi có thể tiếp cận nguồn tiền, điều đó sẽ giảm nhiệt tình hình và chúng tôi hoàn toàn có thể tuân theo thỏa thuận. Nếu không, chúng tôi sẽ thực hiện b𒁃ước thứ ba", Rouhani nói ngày 2/9.
Ngày 7/7, Iran tuyên bố tăng mức làm giàu uranium lên 5%, vượt ngưỡng 3,67% được quy định trong Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA). Hành động này được xem là bước thứ hai sau khi Iran tuyên bố ngừng một phần nghĩa vụ trong JCPOA vào ngày 8/5, đúng một năm sau khi Mỹ đơn p♏hương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các lệnh trừng phạt lên quốc gia Hồi giáo này.
Bất chấp việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận, các quốc gia còn lại của JCPOA vẫn cho rằng đây là giải pháp tốt nhất hiện nay, đồng thời nỗ lực tối đa để đảm bảo lợi 🦹ích của Iran cũng nhưꦗ hạn chế lệnh trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia này.
Ngọc Ánh (Theo Reuters)