Mark Esper, ngườ𓄧i được đề cử vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, hôm qua thừa nhận trước quốc hội rằng quân đội Mỹ sẽ không thể đạt mục tiêu 80% đơn vị tiêm kích F-35 sẵn sàng làm nhiệm vụ trong năm tài khóa 2019. Ông cho biết lý do chính là khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn phụ tùng và phân bổ c🔴ho các đơn vị một cách kịp thời.
Thông tin được đưa r𓆏a trong bꦯối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình tiêm kích F-35 sau khi Ankara quyết tâm mua hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước đặt mua nhiều tiêm kích F-35 nhất thế giới khi bỏ ra 1,4 tỷ USD để sở hữu hơn 100 chiếc F-35A. Ngành công nghiệp quốc phòng nước này cũng đầu tư nhiều nguồn lực để trở thành đối tác cung cấp các linh kiện chủ chốt trong dây c🥀huyền sản xuất F-35, trong đó có phần thân tiêm kích.
Lầu Năm Góc đang phải gấp rút tìm nhà cung cấp phụ tùng mới nhằm lấp chỗ trống khi Th🍰ổ Nhĩ Kỳ bị gạt khỏi dự án. Quá trình này có thể khiến Washington tiêu tốn khoảng 500-600 triệu USD, 🀅buộc quân đội Mỹ cắt giảm nguồn ngân sách cho các khoản chi khác.
"Việc thiếu hụt nguồn cung nắp kính buồng lái trong suốt sẽ là trở ngại chính trong việc đạt mục tiêu sẵn sàng làm nhiệm vụ. Chúng tôi đang tìm nhà sản xuất để sửa chữa các nắp buồng lái bị hỏng", E😼sper viết trong tài liệu gửi Ủy♉ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.
Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis hồi năm ngoái yêu cầu không quân, hải quân và thủy quân lục chiến làm mọi cách để tăng tỷ lệ đơn vị F-🦹35 có khả năng làm nhiệm vụ lên 80% trước ngày 30/9/2019. Con số này cũng được áp dụng cho các tiêm kích F-16, F-22 không quân, F/A-18E/F hải quân và F/A-18C/D thủy quân lục chiến.
"Việc các phi đội F-35 không đạt mức 80% sẵn sàng chiến đấu hay sự thiếu hụt phụ tùng đều khôܫng phải điều quá bất ngờ. Dữ liệu được Lầu Năm Góc công bố đầu năm nay cho thấy các quân chủng của Mỹ đều chật vật với tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp đến mức đáng ngại của dòng F-35", chuyên gia quân 𓃲sự Tyler Rogoway nhận xét.
Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết lực lượng F-35 nước này chỉ có thể hoạt🌃 động khoảng 70% số giờ bay dự kiến mỗi năm do thiếu linh kiện.
"Lớp phủ đặc biệt trên nắp kính buồng lái F-35 hư hỏng nhanh hơn dự kiến, trong khi nhà sản xuất không thể chế tạo đủ số lượng yêu cầu. Điều này buộc Mỹ tìm thêm nguồn cung và xem xét thay đổi thiết kế máy bay", báo cáo hồi tháng 4/2019 của GAO có ౠđoạn.
Các tập đoàn quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất tớiܫ hơn 900 bộ phận trong tiêm kích F-35. Ankara là nhà cung cấp duy nhất của 400 linh kiện trong số đó, bao gồm cả những thiết bị quan t♉rọng như màn hình hiển thị trong buồng lái và một phần thân vỏ phi cơ.
"Quyết định loại Ankara khỏi chương trình F-35 sẽ để lại nhiều tác động tiêu cực, nhất là với khả năng sẵn sàng chiến đấu của các phi đội F-35 trong biên chế quân đội Mỹ. Lấp khoảng trống của những tập đoàn quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đ𝓡ể lại sẽ là vấn đề cấp thiết với Lầu Năm Góc", Rogoway cảnh báo.
Vũ Anh (Theo Drive)