Sau khi lực lượng Nga 𓃲tiến vào Ukraine ngày 24/2, Mỹ và các đồng minh chỉ cung cấp cho Kiev các loại khí tài bộ binh như súng bắn tỉa, tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng khôn✃g vác vai Stinger, nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến được dự đoán sẽ kết thúc chóng vánh.
Nhưng trái với dự đoán của tình báo phương Tây, quân đội Ukraine đã kháng cự quyết liệt và khiến lực lượng Nga không thể hoàn thành mục tiêu "đánh nhanh, thắng nhanh". Khi Nga tuyên bố chuyển mục tiêu, tập trung "giải phóng" vùng Donbass, Mỹ và các đồng minh cũng thay đổi kế hoạ🦩ch, cấp tập cung cấp cho Ukraine những khí tài lớn hơn, tiên tiến hơn.
Ukraine những ngày qua liên tục thúc giục phương Tây tăng cường hỗ 📖trợ vũ khí hạng nặng, đặc biệt là tiêm kích, xe tăng và tên lửa phòng không. Giao tranh ở miền đông Ukraine được dự báo là sẽ khốc liệt hơn, với nhiều hỏa lực mạnh hơn so với giai đoạn đầu của chiến sự.
Nỗ lực viện trợ vũ khí của khoảng 30 quốc gia cho Ukraine giờ đây không còn dừng ở tên lửa chống tăng, mà tập trung vào các loại vũ khí ꧙tầm xa như lựu pháo, tổ hợp phòng không, tên lửa diệt hạm🐈, máy bay không người lái vũ trang, xe bọc thép chở quân và thậm chí cả xe tăng. Những loại khí tài hạng nặng này được cho là sẽ góp phần định đoạt cục diện chiến trường đông Ukraine.
Ngày 21/4, Mỹ thông báo kế hoạch viện trợ thêm 800 triệu USD vũ khí cho Kiev, trong đó có 72 khẩu pháo 155 mm cùng hơn 144.000 viên đạn, 11 trực thăng Mi-17, cùng hơn 121 máy bay không người lái (UAV) "Bóng ma".
"7 𝓡tuần trước, Mỹ vẫn tranh cãi về việc chuyển tên lửa phòng không vác vai Stinger cho Ukraine", trung tướng về hưu Frederick B. Hodges, cựu tư lệnh lực lượng Mỹ ở châu Âu, nói. "Giờ đây, chúng ta mới thấy những tranh cãi đó ngớ ngẩn đến mức nào. Chúng ta đã tự răn đe mình vì một nỗi sợ quá mơ hồ".
Gói viện trợ mới nâng mức hỗ trợ an ninh của Mỹ cho Ukraine lên hơn ba tỷ USD kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. Các lô vũ kh🎃í trước đó của Mỹ chủ 🍃yếu được lấy từ kho dự trữ quân sự được bố trí sẵn tại châu Âu.
NATO từng thể hiện thái độ do dự tương tự trong cung cấp các loại vũ khí hạng nặng cho Ukraine, do lo ngại nguy cơ làm gia ♌tăng căng thẳng với Nga, đặc biệt là sau khi Moskva đe dọa sẽ coi các chuyến hàng vũ khí phương Tây chuyển cho Kiev là "mục tiêu chính đáng".
Tuy nhiên, khi nguy cơ về một cuộc chiến khốc liệt ở mi🐈ền đông Ukraine ngày càng lớn, liên minh này đã thay đổi thái độ, dù các nỗ lực cung cấp𒉰 vũ khí hạng nặng cho Kiev chủ yếu diễn ra trong bí mật.
Phần lớn công tác vận chuyển vũ khí hiện được xử lý thông qua Bộ Tư lện🎉h châu Âu của Mỹ (EUCOM) có trụ sở tại Stuttgart, Đức🧔, và Trung tâm Điều phối Các nhà tài trợ Quốc tế ở Anh. EUCOM cho biết họ đã thành lập "trung tâm kiểm soát" nhằm điều phối vũ khí và viện trợ nhân đạo từ khắp nơi trên thế giới đến Ukraine hồi tháng 3, song từ chối thảo luận chi tiết.
Cuộc đua cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine cũng trở nên cấp tập hơn, dù nhiều nước không muốn tiết lộ họ cung cấp khí tài gì. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly ngày 13/4 xác nhận nước n🎃ày đã chuyển các thiết bị quân sự trị giá 108 triệu USD cho Ukraine, song tℱừ chối tiết lộ cụ thể.
Đức ngày 15/4 cũng thông báo giải ngân hơn một tỷ USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine, sau khi một số đối tác thuộc Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Ba Lan và 🍒các nước Baltic, chỉ trích Berlin hỗ trợ không đầy đủ cho Kiev.
Lãnh đạo Anh và Canada ngày 📖19/4 cũng cam kết gửi thêm pháo cho Ukraine. "Đây sẽ là cuộc chiến giữa các khẩu pháo, họ cần pháo", Thủ tướng Anh Boris Johnson nhấn mạnh. "Chúng ta sẽ hỗ trợ pháo cho Ukraine cùng nhiều hình thức khác".
Anh đến nay đã cung cấp khoảng 588 triệu USD khí tài quân 𝓡sự cho Ukraine, bao gồm tên lửa chống tăng, chống hạm và pháo 🍸tầm xa. Canada cũng tuyên bố gửi thêm nhiều pháo hạng nặng hỗ trợ Ukraine, song chưa cung cấp thông tin chi tiết.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm 21/4 cam kết gửi 200 tấn đạn và vật tư quân sự mới cho Ukraine, tăng 🌳gấp đôiꦜ số viện trợ quân sự mà nước này đã chuyển cho Kiev.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cũng cho biế𒐪t nước này sẽ tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine thêm 87,6 triệu USD, nâng tổng viện trợ lên 145,2 triệu USD.
Các nước Bắc Âu như Na Uy tuyên bố viện trợ 2.000 vũ khí chống tăng M72, Thụy Điển đóng góp 5.000 vũ khí chống tăng AT4, Phần Lan cung cấp 1.500 vũ khí chống tăng, 2.500 súng trườnꦿg cùng 150.000 viên đạn.
Tuy nhiên, nỗ lực chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine đối mặt nhiều khó khăn hơn rất nhiều so với các loại khí tài cỡ nhỏ trước đây. Để nắm được cách vận hành một chiếc xe tăng hiện đại của Anh, Mỹ hoặc Đức, binh sĩ Ukraine có thể m🍒ất tới 6 tháng huấn luyện.
"Chúng tôi thực sự không có thời gian để vận chuyển nhiều thiết giáp hạng nặng của Mỹ cho Ukraine cũng như huấn lඣuyện binh sĩ nước này", Robert M. Gates, cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ, nói. "Tuy nhiên, trong kho vũ khí của các thành viên NATO ở Đông Âu vẫn còn rất nhiều khí tài hạng nặng của Liên Xô, vốn rất quen thuộc với lính Ukraine".
Theo ông Robert, Mỹ nên tận dụng kho vũ khí của các nước Đông Âu này để cung cấp cho Kiev, thay vì chuyển 🌼giao những hệ thống vũ k🌳hí mới nhưng xa lạ của phương Tây.
Đó chính xác là những gì Mỹ đang chạy đua để thực hiện, theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby. Mỹ đã nỗ lực thuyết phục Slovakia cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không S-300🉐 cho Ukraine, đổi lại Washington sẽ chuyển giao tổ hợp Patriot cho nước này.
Giới chức Cộng hòa Czech xác nh🀅ận đã chuyển giao xe tăng T-72 và thiết giáp BMP-1 cho Ukraine. Thủ tướng Anh Boris Johnson nói nước này có tꦚhể cung cấp xe tăng cho Ba Lan, để Warsaw bàn giao T-72 cho Kiev.
"Ngay thời điểm này, quân đội Ukraine đa𓆏ng có nhiều xe tăng ở chiến trường hơn quân đội Nga, nhờ vào các đợt hỗ trợ xe tăng T-72 từ châu Âu", quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc nói với truyền thông Mỹ hôm 21/4.
Trong khi đó, Mỹ cũng đang nỗ lực điều binh sĩ tới các nước Đông Âu để huấn luyện một số binh sĩ Ukraine cách sử dụng những khí tài mới hơn, phức tạp hơn mà Washington cung cấp, như hệ thống radar hay lựu pháo 155 mm. "Chúng tôi biết rõ tình hình đang gấp rút như thế nào và thời gian không đứng về phía Ukraine", phát ngôn vi▨ên Lầu Năm Góc Kirby nói.
Đức Trung (Theo New York Times/Reuters/CNN)