"Trước khi phong trào Maidan nổ ra năm 2014, Nga vẫn hợp tác chặt chẽ với các chính phủ ở Ukraine và không có bất cứ kế hoạch hành động nào với Crimea", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc họp báo thường niên tại Moskva ngày 23/12, khi giải thích về hành động꧒ sáp nhập bán đảo Crimea hơn 7 năm trước.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine bắt đầu sau sự kiện Maidan năm 2014, khi các cuộc biểu tình trên đường phố bùng phát thành bạo lực lật đổ chính phủ của Tổng thống Ukraine khi đó là Viktor Yanukovych, buộc ông này phải chạy sang Nga.
Putin cho rằng phong trào💯 Maidan là một "cuộ✤c đảo chính đẫm máu", trong đó nhiều dân thường "đã bị giết hại hoặc thiêu sống".
Sau biến cố, Nga đã triểnꦗ khai lực lượng quân sự tới kiểm soát bán đảo Crimea. Moskva sau đó tổ chức trưng cầu dân ý và sáp nhập Crimea vào lãnh thổ. Một số nước phương Tây lên án hành động này của Nga và áp đặt nhiều lệnh trừng phạt kinh tế với Moskva.
"Làm sao chúng tôi nói không với Sevastopol lẫn Crime🐷a, với những người sống ở đó? Làm sao chúng tôi không thể che chở, bảo vệ cho họ được? Không thể nào", Putin nói. "Chúng tôi bị đặt vào tình thế không còn lựa chọn nào khác".
Tổng thống Putin đưa ra bình luận trên trong bối cảnh ♓căng thẳng liên quan đến vấn đề Ukraine gần đây leo thang. Phương Tây và Ukraiꦗne cho rằng Nga điều khoảng 100.000 quân tới biên giới, bày tỏ quan ngại Moskva có thể phát động một chiến dịch tổng lực nhằm vào nước láng giềng.
Tuy nhiên, Nga bác cáo buộc, gọi đây là thông tin vô căn cứ và khẳng định mọi động thái điều động quân cùng khí tài ở khu vực gần biên giới phía tây hoàn toàn vì mục đích phòng thủ. Nga cũng yêu cầu Mỹ và NATO đáp ứng 8 yêu cầu đảm bảo an ninh, trong đó có không kết nạp thêm thành viên để mở rộng liên 🧔minh về phía đông.
Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho biết Nga sẽ đàm phán với M🅺ỹ về các yêu cầu an ninh vào tháng 1/2022, đồng thời hy vọng các cuộc đối thoại với NATOꩵ được tổ chức cùng tháng. Lavrov cảnh báo Mỹ không nên trì hoãn đàm phán và cảnh báo Nga sẵn sàng thực hiện hành động tự vệ dù không muốn nổ ra xung đột.
Nguyễn Tiến (Theo RT)