Trong ba năm qua, có hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến thị tဣrường dầu mỏ. Đầu tiên là sự gia tăng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ, biến nước này tꦿừ một nhà nhập khẩu dầu lớn thành một nhà xuất khẩu dầu ngày càng quan trọng. Thứ hai là liên minh giữa Arab Saudi và Nga, hai nước đã hợp tác để giảm sản lượng dầu, nhằm chống lại tác động từ sự "sinh sôi nảy nở" của dầu đá phiến.
T🌊uy nhiên, sự hợp tác giữa Arab Saudi và Nga dường 💎như đã chấm dứt. Arab Saudi, thành viên quyền lực của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), tuần trước đề xuất cắt giảm sản lượng, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy giảm do Covid-19. Tuy nhiên, Nga, không phải là thành viên OPEC, đã khước từ. Thế bế tắc biến thành một cuộc chiến giá dầu.
Sau cuộc hội đàm với các thành viên OPEC tại Vienna, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak trở lại Moskva để tham khảo ý kiến các lãnh đạo ngày 5/3. Khi ông vắng mặt, các quan chức OPEC đã họp bàn và thống nhất cắt giảm sản lượng 1,5 triệu thùng mỗi ngày, tương🐼 đương khoảng 1,5% nguồn cung của thế giới. Theo đó, OPEC sẽ cắt giảm khoảng một triệu thùng còn Nga và các nhà sản xuất khác cắt giảm phần cඣòn lại.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nga🦩 thẳng thừng từ chối đề xuất. OPEC+ (OPEC và các đồng minh không thuộc tổ chức) cũng không thống nhất được việc tiếp tục cắt giảm sản xuất 2,1 triệu thùng một ngày - giao kèo sẽ hết hạn vào cuối tháng ba. Điều này tạo ra nguy cơ dòng dầu cực lớn sẽ đổ vào thị trường vốn đã thừa hàng khi nhu cầu giảm mạnh trong bối cảnh Covid-19 đang làm ả🌄nh hưởng đến nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Sau khi Nga từ chối hợp tác, Arab Saudi quyết định phản đòn, 🐽thông báo cho khách hàng hôm 7/3 rằng họ sẽ giảm giá sâu vào tháng 4. Các nhà sản xuất khác trong khu vực như Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) có thể học theo Arab Saudi. Các quan chức Arab Saudi cho biết mục tiêu của họ là thúc đẩy nhu cầu để giành thị phần.
Thị trường nhanh chóng phản ứng với biến động này. Giá dầu thô sáng 9/3 giảm hơn 30%, mạnh nhất kể từ năm 1991. Cả Brent và WTI đều về đáy 4 năm và giao dịch quanh 30 USD một thùng. Mức giảm co hẹp về 18𒐪% vào buổi chi🍸ều.
Rạn nứt trong liên minh Arab Saudi và Nga có thể chỉ là tạm thời. Các động thái cuối tuần qua có thể là một phần của ván cờ đàm phán và Arab Saudi và Nga cuối cùng sẽ thỏa hiệp. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, không gì có thể ngăn giá dầu giảm xuống mứ🐟c thấp nhất trong ít nhất 5 năm.
"Nếu một cuộc chiến giá dầu thực sự xảy ra, sẽ có nhiều bên chịu ảnh hưởng trên", Badr Jafar, chủ tịch công ty Crescent Petroleum của UAE, nói. "Nhiều nước sẽ phải chuẩn bị cho những cú sốc kinh tế và địa chính trị".
Giá dầu giảm mạnh sẽ làm tổn thương các n🃏hà sản xuất dầu trên toàn thế giới, đặc biệt là Venezuela và Iran, những nền kinh tế đã chịu áp lực từ lệnh trừng phạt của Mỹ. Các nước đang phát triển phụ thuộc vào dầu mỏ như Nigeria, Angola và Brazil có thể bị suy thoái kinh tế đáng kể.
Giá giảm cũng sẽ gây thêm áp lực tài chínhꦿ cho các công ty dầu của Mỹ, hàng chục trong số đó đã ngừng hoạt động trong những năm gần đây. Các công ty dầu mỏ đã sa thải công nhân ෴ở Texas và các bang chuyên về sản xuất dầu khác.
Lần gần đây nhất Arab Saudi và các thành viên OPEC khác để nguồn cung dầu toàn cầu gia t👍ăng nhằm đấu với các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ là vào cuối năm 2014, khiến giá dầu giảm xuống dưới 30 USD một thùng. Tuy nhiên, biện🐲 pháp này không thành công vì các công ty Mỹ đã cố gắng tăng sản lượng và các nhà đầu tư tiếp tục đổ tiền vào các doanh nghiệp. Năm 2019, Mỹ là nước sản xuất nhiều dầu nhất thế giới.
Năm 2016, Nga cùng OPEC liên hợp để đẩy giá dầu lên bꦰằng cách thống nhất 🐽cắt giảm sản lượng trong ba năm qua.
Nga đã đạt được tầm ảnh hưởng chính trị quan trọng ở Trung Đông bằng cách liên kết với OPEC trong ba năm qua. Nhưng giờ đây, Nga chọn lựa đi một mình, từ chối phối hợp với OPEC. Giới chuyên gia đánh giá họ muốn nhắm vào ngành dầu đá phiến của Mỹ. Nga tin rằng việc họ hạ sản lượng sẽ chỉ càng giúp lĩnh vực này sống khỏe, giúp Mỹ nẫng tay trên các khách hàng của Nga.
Còn với Arab Saudi, sự hợp tác với Nga trong ba năm 🎃qua đã giúp củng cố sức mạnh cho OPEC vào thời điểm họ bị đe dọa vì sức sản xuất dầu đá phiến của Mỹ. Phản ứng của Arab Saudi trước động thái "trở mặt" của Nga có thể thực chất không nhằm trả đũa Nga mà nhằm vào Mỹ.
"Nga luôn nói rằng họ muốn đấu với ngành công nghiệp dầu đá phiến. Giờ đây, Arab Saudi đang đi trước người Nga một bước để tuyên chiến với dầuꦇ đá phiến của Mỹ", Johannes Benigni, người sáng lập viện nghꦍiên cứu JBC Energy Group, nói.
Giới chuyên gia đánh giá việc để giá dầu giảm chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế A🦋rab Saudi và Nga, tuy nhiên, họ chấp nhận điều đó để đạt được mục tiêu. Arab Saudi cho rằng chiến lược hiện tại sẽ không thất bại như hồi năm 2014, vì Phố Wall đã chán nản do lợi nhuận từ đầu tư dầu thu về chậm chạp và các công ty vừa và nhỏ đang gánh những khoản nợ lớn.
Chris Midgley, người đứng đầu bộ phận phân tích toàn cầu tại S&P Global Pl✤atts, chỉ ra rằng Arab Saudi là nước có chi phí sản xuất thấp nhất và ít nợ nên có thể dựa và𝄹o dự trữ ngoại hối để đỡ đòn.
Midgley nói thêm rằng Nga "có thể chỉ đơn giản là để đồng rúp trượt giá". Trong khi đó, "ngành dầu đá phiến của Mỹ chắc chắn sẽ phải lĩnh đòn. Họ khó có thể thay đổi sản lượng nhanh chóng vì nhiều hoạt động đã được sắp xếp và ấꦉn định từ trước", Midgely nói.
Ryan Lemand, giám đốc điều hành cấp cao của ADS Investment Solutions, đánh giá các quốc gia Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC - liên minh các quốc gia ꧒Arab ở Vùng Vịnh trừ Iraq) có dự trữ ngoại hối lớn nên họ có thể trụ vững trong một khoảng thời gian khi giá dầu thấp.
"Họ có thể trụ được một hoặc hai năm. Những bên khác thì không thể. Tôi nghĩ rằng▨ Nga sẽ không duy trì được lâu. Nga rồi sẽ quay lại với vòng tay của OPEC+ giống như vài năm trước", Lemand nói.
Trong khi đó, Chris Weafer, đối tác cao cấp tại Macro 🅘Advisory, chỉ ra rằng "đồng tiền của Nga linh hoạt trong khi đồng riyal của Arab Saudi gắn liền với biến động của USD (riyal ghim với USD theo một tỷ giá cố định)". "Điều đó có nghĩa là Moskva khó có thể là bên nhượng bộ trước, chắc chắn không phải trong 3 đế🅠n 6 tháng nữa", ông nói.
"Mục tiêu lớn của cả hai có thể là các nhà sản xuất dầu đá phiến💮 ở Mỹ", Weafer nói.
Vượt ra ngoài cuộc chiến giành thị phần, Nga có thể đang muốn trả đũa chiến dịch trừng phạt năng lượng gần đây của Washington. Ba tuần trước, chính quyền Trump áp lệnh trừng phạt đối với một công ty con của tập đoàn dầu khí Nga Rosneft vì họ ủng hộ chính quyền Tổng thống Venezuela M𝕴aduro.
"Nga không chỉ đơn giản nhắm mục tiêu vào các công ty dầu đá phiến Mỹ, họ muốn nhắm vào chính sách 💖trừng phạt của Mỹ và Washington thực hiện được chính sách đó là vì có nguồn cung năng lượng dồi dào nhờ dầu đá phiến", Helima Croft, từ công ty tài chính RBC Capital Markets, viết.
𓃲Croft cho biết Igor Sechin, CEO của Rosneft và là thân tín của Putin, dường như đã thuyết phục Moskva thách thức ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ. "Giống như Puti♔n, Sechin xuất thân từ cơ quan tình báo Nga và là một người theo chủ nghĩa dân tộc", Croft viết. "Làm suy yếu ưu thế năng lượng của Mỹ không chỉ hấp dẫn với ông về mặt lợi nhuận mà còn cả về ý thức hệ".
"Tất cả đều sẽ bị tổn thương, kể cả Nga", Bjornar Tonhaugen, từ công ty nghiên cứu năng lượng Rystad 🔯Energy, nói về tác động của giá dầu giảm. "Lợi ích của động thái này là tất nhiên nó cũng sẽ làm tổn thương Mỹ".
Câu hỏi đặt ra là Trump sẽ làm gì. Mỹ và Arab Saudi là đồng minh, Riyadh phụ thuộc vào nguồn cung thiết bị quân sự của Mỹ nên Trump có thể gây ảnh hưởng với nước này. Ông đã điện đàm với Thái tử Arab Saudi, thảo luận về🐼 cuộc chiến giá dầu hôm 9/3. Trump cũng đã thể hiện rõ ông sẵn sàng sử dụng thuế quan và các biện pháp trừng phạt để đạt được mục đích chính trị.
"Nếu🐽 đây là Tổng thống Obama, bạn sẽ đoán chắc rằng chính quyền sẽ không làm gì cả và để giá dầu tự điều chỉnh", Weafer nói. "Nhưng với Tổng thống Trump, bạn không thể đoán được ông ấy sẽ làm gì".
Phương Vũ (Theo NYTimes)