"Sẽ không có thể chế dân chủ nào cả vì nó không có bất kỳ nền tảng nào ở đất nước chúng tôi. Chúng tôi sẽ không thảo luận về loại thể chế chính trị sẽ áp dụng ở Afghanistan vì nó đã rõ ràng. Đó là luật Hồi giáo Sharia", pháꩲt ngôn viên Taliban Waheedullah Hashimi hôm 18/8 cho hay.
Theo Hashimi, đất nước có khả năng được điều hành bởi một hội đồng Taliban cầm quyền và thủ lĩnh tối cao Haibatullah Akhundzada dự kiến vẫn nắm quyền lãnh đạo chung, vai trò như tổ🃏ng thống.
Cơ cấu quyền lực Hashimi vạch ra mang nhữnꦕg nét tương đồng với cách Taliban điều hành Afghanistan tron𝓀g thời gian nắm quyền từ 1996 đến 2001. Khi đó, thủ lĩnh tối cao Mullah Omar không lộ diện và để việc điều hành đất nước hàng ngày cho một hội đồng.
Các thủ lĩnh 🌳Taliban sẽ họp cuối tuần này để thảo luận và đề ra thể chế điều hành đất nước. Hashimi cho biết Taliban cũng sẽ yêu cầu các cựu phi công và binh sĩ ওtừ các lực lượng vũ trang Afghanistan gia nhập hàng ngũ. Ông không xoa dịu lo ngại chế độ Taliban hiện nay sẽ áp dụng các biện pháp hà khắc với phụ nữ như lần nắm quyền trước đó.
"Các học giả của chúng tôi sẽ quyết định liệu các bé gái có đư𝓡ợc phép đến trường. Họ sẽ quyết định phụ nữ có nên mặc hijab (khăn trùm đầu và ngực), burqa (loại trang phục che kín người, đầu tóc và mặt mũi), hay chỉ mạng che mặt và áo choàng abaya hay thứ gì đó. Điều đó tùy thuộc vào các học giả", Hashimi cho hay.
Từ khi quân đội Mỹ bắt đầu rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan hồi tháng 5, Taliban đã triển khai các cuộc tiến công chớp nhoáng và tiến vào thủ đô Kabul hôm 15/8 💛mà không gặp sự kháng cự nào từ lực lượng chính phủ. Hàng nghìn người Afghanistan s✅ợ hãi đã đổ xô đến sân bay, tìm cách rời khỏi đất nước.
Huyền Lê (Theo Guardian)